Những cách sử dụng gừng sai lầm cần phải tránh

Dưới đây là danh sách những đối tượng không nên ăn gừng và các cách sử dụng gừng sai lầm cần phải tránh.

Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ vị sẽ giúp tiêu đờm, giải độc, xua tan hàn khí…

Tây y cũng khẳng định gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Gingerols, Beta-carotene, Capsaicin, Axit Caffeic, chất Curcumin và Salicylate.

Vậy nhưng, ngay cả khi được ví như loại củ "đại bổ", gừng vẫn là thực phẩm không thể sử dụng tùy tiện.

Những đối tượng không nên ăn gừng

1. Người bị trĩ, xuất huyết

Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ… nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.


Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng - Ảnh 1.
Những người bị âm hư, nóng trong không nên ăn thực phẩm này.

2. Người bị rụng tóc

Bởi vậy, ngay cả khi gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kích thích nang lông nở ra, thì đây vẫn không phải là lựa chọn thích hợp cho những người rụng tóc.

Tình trạng rụng tóc thường được xếp vào dạng bệnh lý có tính nhiệt. Trong khi đó, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt, dùng trị bệnh tính nhiệt hoàn toàn không hợp lý.

3. Người có nội nhiệt trầm trọng

Người có nội nhiệt nặng thường mang các biểu hiện như hay ho, nóng phổi, nóng dạy dày, thường xuyên nôn mửa, miệng hôi… Nhóm đối tượng này cần hạn chế dùng gừng tươi bởi vị cay nóng đặc trưng của gừng.

Nếu muốn ăn loại củ trên, người có nội nhiệt nên phối hợp cùng những loại thảo dược hoặc thực phẩm có tính hàn để trung hòa.

4. Người đang mang bầu

Ngay cả khi được coi như một "thần dược" trị thai nghén trong giai đoạn đầu, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên sản phụ nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ.

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng - Ảnh 2.
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên hạn chế ăn gừng để tránh rủi ro.

 Loại củ này mặc dù trị buồn nôn rất tốt, nhưng lại có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.

5. Người thể chất âm hư

Người mang thể chất âm hư thường có những biểu hiện như ra mồ hôi tay, thích uống nước, khô miệng, khô mắt, da khô, dễ cáu giận, tay chân nóng…

Trong khi đó, gừng lại có vị cay, tính ấm, người âm hư ăn vào sẽ dễ "bốc hỏa", khiến các triệu chứng vốn có càng nặng thêm.

6. Người mắc các bệnh về gan

Đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp.

Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kìm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.
Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kìm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.

Bên trong loại củ này có chứa các chất kích thích sự bài tiết của tế bào gan, khiến cho những tế bào này bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Đặc biệt, việc ăn gừng liên tục sẽ khiến gan rơi vào trạng thái "hỏa thịnh", làm cho bệnh càng thêm nặng.

7. Người bị bệnh dạ dày

Các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo những đối tượng bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng.

Nguyên nhân là do thành phần của gừng có chứa những chất gây kích thích, bào mòn và loét niêm mạc dạ dày.

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng - Ảnh 3.
Mặc dù là thực phẩm "đại bổ", nhưng gừng lại không thích hợp với những người mắc bệnh dạ dày và một số căn bệnh về đường tiêu hóa khác.

Tương tự như vậy, việc ăn nhiều gừng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm, loét thành ruột và đại tràng.

Chưa dừng lại ở đó, với những người được chẩn đoán là có triệu chứng ung thư đường tiêu hóa, việc ăn gừng lại càng trở thành điều cấm kỵ.

Loại củ này sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh, khiến tình trạng bệnh biến chuyển theo chiều hướng nguy hiểm.

Những sai lầm thường mắc phải khi ăn gừng

1. Ăn quá nhiều

Một nghiên cứu của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã cho ra kết quả việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của cục FDA đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch bằng cách tăng thêm 0,4 – 1% hàm lượng safrol vào thức ăn trong 150 ngày đến 2 năm. Kết quả cho thấy số chuột này đều mắc ung thư gan.

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng - Ảnh 4.
Gừng tuy tốt, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

Trong khi đó, gừng tươi chứa hàm lượng lớn chất safrol. Bởi vậy, việc ăn quá nhiều loại củ này trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Bên cạnh đó, gừng bị biến chất, hư thối cũng chứa hàm lượng độc tố gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí trở thành tác nhân phát sinh ung thư gan và ung thư thực quản ở người.

Bởi vậy, ngay cả khi là một thực phẩm đại bổ, ta cũng chỉ nên ăn gừng với số lượng vừa phải.

2. Dùng gừng để trị say nắng

Những bệnh nhẹ như say nắng, cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt đều được xếp vào bệnh tính nhiệt. Gừng lại có vị cay nóng, tính ấm, hoàn toàn không thích hợp để điều trị các bệnh này.

Bởi vậy, gừng luôn nằm trong danh sách "chống chỉ định" đối với những bệnh kể trên.

3. Gọt vỏ

Vỏ gừng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy dược tính của loại củ này. Bởi vậy, việc gọt vỏ là hoàn toàn dư thừa, thậm chí làm mất đi tác dụng vốn có của gừng.

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm tai hại khi ăn gừng - Ảnh 5.
Gọt vỏ là việc làm hoàn toàn không cần thiết khi chế biến và sử dụng gừng. 

Nếu muốn đảm bảo vệ sinh mà vẫn giữ được công dụng của loại củ này, ta chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến.

4. Ăn gừng vào buổi tối

Người xưa có câu "sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín". Theo đó, cổ nhân cho rằng thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng.

Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong.

Ngoài ra, khi gừng tươi bị dập hoặc bị thối sẽ sản sinh ra safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.

Vì vậy, nếu phát hiện gừng đã bị thối nát thì bạn không nên vứt bỏ chúng đi.

Không chỉ vậy, khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Bên trong củ gừng còn chứa shikimol, một hợp chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Cách chọn gừng

Khi chọn, chúng ta nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.

Hiện tại, các khu chợ ở Việt Nam cũng đang bày bán tràn lan gừng Trung Quốc nhiễm độc, khiến người tiêu dùng lo lắng rất nhiều.

Vì vậy, những bà nội trợ có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm như gừng trồng ở Việt Nam củ nhỏ hơn, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

Có nhiều cách bảo quản gừng không bị mọc mầm hay thối:

- Cho đầy cát vào một chiếc bình hơi rộng rồi cho gừng vùi vào trong cát, để bình nơi thoáng mát, giúp gừng được tươi lâu và không bị khô.

- Sử dụng một tờ giấy bạc rồi quấn chặt quanh củ gừng và để nơi thoáng mát, chúng ta sẽ bảo quản được gừng lâu hơn.

- Có thể phơi nắng gừng 1 tuần rồi nghiền nát thành dạng bột. Để bột gừng vào trong lọ và đậy nắp kín thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng bất cứ lúc nào, rất đơn giản và thuận tiện.

 Lựa chọn gừng già sẽ cho nhiều tinh dầu hơn, chú ý không thái mỏng quá sẽ làm hao hụt lượng tinh dầu  có trong gừng; sau đó phơi khô rồi say thành bột
Lựa chọn gừng già sẽ cho nhiều tinh dầu hơn, chú ý không thái mỏng quá sẽ làm hao hụt lượng tinh dầu có trong gừng; sau đó phơi khô rồi say thành bột

TheoTri thức trẻ

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.