Những cống hiến lặng lẽ trong trận chiến phòng, chống Covid -19

(Baonghean.vn) - Không trực tiếp “ra trận” nhưng những cán bộ ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An vẫn luôn âm thầm kề vai sát cánh, yểm trợ cho các “chiến sỹ blouse trắng” trong trận chiến phòng, chống dịch Covid-19.

Chị Cao Thúy Trinh - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Chuẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là một trong những đồng đội như thế. Với tư cách Ủy viên ban chấp hành công đoàn lâm thời của trung tâm, chị đã có rất nhiều hành động thiết thực, tham mưu nhiều ý tưởng  hiệu quả nhằm chăm lo đời sống cho  cán bộ, y, bác sỹ trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid-19. 

Chị Cao Thúy Trinh - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Diệp Thanh
Chị Cao Thúy Trinh - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Diệp Thanh

Để gặp được chị Trinh những ngày này không dễ. Vừa chỉ đạo công việc chuyên môn, vừa hỗ trợ chị em triển khai thu phí xét nghiệm Covid-19 tự nguyện ở bộ phận một cửa, vừa tham gia các hoạt động của công đoàn chào mừng ngày 27/2, điện thoại chị đổ chuông liên tục. Thi thoảng, trong lúc trò chuyện chị lại phải dừng lại để giải quyết công việc. Bận rộn là thế nhưng gương mặt chị lúc nào cũng tươi cười, dáng người nhỏ nhắn lúc nào cũng bước đi thoăn thoắt, đầy năng lượng. Cái dáng nhỏ đấy luôn xông xáo trong mọi công việc, luôn chủ động giúp đỡ mọi người mà chẳng bao giờ than khó, ngại khổ.

Nhớ lại những ngày đầu đồng hành cùng đồng nghiệp chống dịch, chị Trinh thổ lộ: “Dù không trực tiếp liên quan đến quy trình lấy mẫu, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nhưng các thành viên còn lại của trung tâm đều có ý thức, chủ động hỗ trợ lẫn nhau. Tôi cũng như mọi người, trước tính nghiêm trọng, cấp bách của dịch, trước sự vất vả, bộn bề của đồng nghiệp, tôi không thể bàng quang được. Đó cũng là lý do tôi và một số người nữa chủ động xung phong đảm nhận nhiệm vụ đưa mẫu bệnh phẩm ra Hà Nội khi trung tâm chưa có máy xét nghiệm sàng lọc Covid-19”. Nhận nhiệm vụ, nhóm vận chuyển của chị phân công nhau, mỗi ngày một người, tổng hợp mẫu, cho vào hộp chuyên dụng rồi đưa ra Hà Nội trong đêm.

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về các y, bác sỹ trực tiếp phòng, chống dịch Covid-19 được công đoàn Trung tâm CDC tỉnh đứng ra kêu gọi, tổ chức. Ảnh: NVCC
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về các y, bác sỹ trực tiếp phòng, chống dịch Covid-19 được công đoàn Trung tâm CDC tỉnh đứng ra kêu gọi, tổ chức. Ảnh: NVCC

Sau khi căn phòng tiếp dân được “hô biến” thành nhà ăn, chị Trinh không quản ngại cùng với tổ bếp đi sớm về khuya, “giữ lửa” để nhà ăn dã chiến này luôn sẵn sàng những suất ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và  vệ sinh an toàn thực phẩm cho các y, bác sỹ. Do yêu cầu công việc nên số lượng suất mỗi bữa ăn cũng như thời gian ăn của kíp trực là không cố định. Chị phải điều phối sao cho thức ăn luôn đủ, luôn nóng hổi và tươi ngon. Ngoài bữa ăn hàng ngày, những bát cháo đêm mà chị Trinh chăm chút thực sự đã khiến các “chiến sỹ blouse trắng” ấm lòng trong những đêm trực dài, căng thẳng.

Những bữa cơm đảm bảo vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng tiếp thêm năng lượng cho các y bác sỹ tại trung tâm CDC Nghệ An. Ảnh: NVCC
Những bữa cơm đảm bảo vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng tiếp thêm năng lượng cho các y, bác sỹ tại trung tâm CDC Nghệ An. Ảnh: NVCC

Giai đoạn giãn cách xã hội, khi các anh chị em đi lấy mẫu xét nghiệm tại các khu cách ly trên địa bàn từ ngày này sang ngày khác, không có điểm dừng dân, không hàng quán ăn uống, chị Trinh đề xuất kêu gọi các đoàn viên công đoàn  hỗ trợ lương khô, bánh mì, sữa tươi, nước uống... cho mọi người. Với chị, bữa ăn có đảm bảo chất lượng thì các cán bộ, y, bác sỹ mới có thể đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. 

“Trinh là một cán bộ công đoàn năng nổ, trách nhiệm, đầu tàu trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nếu không bởi trách nhiệm và tình yêu thương đồng nghiệp, Trinh đã không có nhiều ý tưởng thiết thực nhằm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đoàn viên như vậy. Trong công việc chuyên môn, Trinh cũng là một người có nhiều thành tích tiêu biểu, không ngại khó, ngại khổ để hoàn thành nhiệm vụ” - chị Hoàng Thị Thu, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An chia sẻ. 

Chứng kiến chị Trinh làm việc trong Labo kiểm nghiệm nước - thực phẩm – môi trường không khí mới thấy hết sự “không ngại khó, ngại khổ” của chị. Công việc kiểm tra chất lượng không khí, nước và thực phẩm của chị phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất độc hại có mùi khó chịu như Amoniac, ete, các loại axit, dung môi hữu cơ; phải thực hiện nhiều công đoạn xét nghiệm phức tạp, lỉnh kỉnh, đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác...

Nhưng khi nói về công việc của mình, chị khiêm tốn: “Công việc của chúng tôi không là gì so với công việc của những y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Chỉ mong sao dịch bệnh chóng qua để mọi người bớt vất vả”.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.