Những đóng góp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh với ngành ngoại giao Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Vui (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Với tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm hoạt động cách mạng dạn dày, đồng chí Nguyễn Duy Trinh tỏ rõ là một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng một nền ngoại giao Việt Nam hiện đại trên nền tảng tư tưởng và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh sinh ngày 15/7/1910, trong một gia đình nông dân ở làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá (nay là xóm 12, xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 17 tuổi, Nguyễn Duy Trinh tham gia phong trào học sinh, sinh viên tại thành phố Vinh, sau đó được phái vào hoạt động tại Sài Gòn - Gia Định, bị thực dân Pháp bắt và kết án 18 tháng tù. Sau đó bị chúng trục xuất về quê. Năm 1930, Nguyễn Duy Trinh tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương. Làm Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc những năm 1930 - 1931, trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đồng chí lại bị địch bắt kết án 13 năm tù khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Sau đó chúng đưa đồng chí về giam tại Nhà tù Kon Tum.

Năm 1945 ra tù, đồng chí tham gia tổ chức cuộc khởi nghĩa ở Vinh và ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Nguyễn Duy Trinh được Đảng phân công giữ chức Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Liên khu ủy Khu V, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, được Bộ Chính trị phân công lần lượt đảm đương những trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước như Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ảnh: Getty Image
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ảnh: Getty Image

Tháng 4/1965, trước yêu cầu mới của cách mạng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị yêu cầu thôi kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao trách nhiệm cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đặc trách chỉ đạo cuộc đàm phán với Mỹ tại Paris. Quán triệt sâu sắc tư tưởng đối ngoại độc lập, tự chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Nguyễn Duy Trinh phụ trách toàn bộ mặt trận ngoại giao gồm ngoại giao Nhà nước, ngoại giao của Đảng và ngoại giao nhân dân.

Với phong thái bình tĩnh, luôn vững vàng, đồng chí kịp thời đề ra chính sách đối ngoại cho mỗi thời kỳ, động thái cho mỗi sự kiện và xây dựng ngành ngoại giao đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đồng chí đã thực hiện thành công phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "dĩ bất biến ứng vạn biến", gỡ rối từng việc, từng tình huống, gạt bỏ trở ngại, khắc phục khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ. Ở những bước ngoặt của lịch sử, đồng chí tỏ ra là một nhà ngoại giao xuất sắc, tư duy và hành động theo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã lãnh đạo ngành đối ngoại hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị - đối ngoại, giữ vững được đoàn kết và sự ủng hộ to lớn của bạn bè, cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Cuộc đàm phán Pari về Việt Nam từ tháng 5/1967 đến tháng 1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX. Sau gần 5 năm đấu trí, với 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán đã kết thúc. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi vẻ vang của đàm phán Paris và Hiệp định Paris đã buộc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam Việt Nam, mở đường cho đại thắng Mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973. Ảnh: Lưu trữ Bộ Ngoại giao
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973. Ảnh: Lưu trữ Bộ Ngoại giao

Quá trình đàm phán ở Pari và Hiệp định Pari là chiến thắng của một nền ngoại giao còn non trẻ, nhưng đầy chính nghĩa và mưu lược của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn của các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước nhà, trong đó có đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình...

Trong những năm chiến tranh, cùng với cuộc chỉ đạo đàm phán ở Paris, đồng chí đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan, nhất là các tổ chức quần chúng của cả hai miền, vận động nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, hình thành một mặt trận rộng rãi nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, mà trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước chưa hề có một phong trào đoàn kết quốc tế rộng lớn và tích cực như vậy.

Nắm vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ gắn với đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã góp phần trực tiếp quan trọng duy trì và củng cố tình đoàn kết với Liên Xô cũng như với Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đỡ to lớn của cả hai nước đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, ngoại giao của hai miền đất nước lại tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống các hành động của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vi phạm hiệp định, đặc biệt là các hoạt động lấn chiếm vùng giải phóng, đồng thời tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc Tổng tiến quân mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh cùng các đồng chí Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch vui mừng sau khi ký kết Hiệp định Paris, năm 1973. Ảnh tư liệu
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh cùng các đồng chí Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch vui mừng sau khi ký kết Hiệp định Paris, năm 1973. Ảnh tư liệu

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành ngoại giao tham gia tích cực phục vụ nhiệm vụ khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng ở giai đoạn mới, đồng chí Nguyễn Duy Trinh chỉ đạo cán bộ thực hiện tốt những nhiệm vụ trước mắt mà còn chuẩn bị cho đội ngũ đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong tương lai.

Tháng 7/1976, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, đồng chí Nguyễn Duy Trinh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương sớm thiết lập và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực với chính sách 4 điểm nổi tiếng: Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào dùng làm căn cứ xâm lược nước khác trong khu vực; thiết lập quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt; phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, vì độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập ở Đông Nam Á. Trên cơ sở chính sách 4 điểm đó, chúng ta đã thiết lập quan hệ với các nước còn lại trong khu vực, gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trong thời kỳ khó khăn sau chiến trang, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc, đánh dấu việc toàn bộ cộng đồng thế giới công nhận tính pháp lý và tư cách đại diện của Nhà nước ta tại tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh lại thay mặt Đảng và Nhà nước ta tham gia Lễ kéo cờ tại Trụ sở Liên hợp quốc tháng 7/1977.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ phải) dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc. Ảnh tư liệu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ phải) dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc. Ảnh tư liệu

Trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Nguyễn Duy Trinh chú trọng công tác xây dựng ngành một cách toàn diện, coi công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngoại giao, mở rộng dân chủ, tăng cường đoàn kết, đề cao kỷ luật... Với tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm hoạt động cách mạng dạn dày, đồng chí Nguyễn Duy Trinh tỏ rõ là một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng một nền ngoại giao Việt Nam hiện đại trên nền tảng tư tưởng và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Đồng chí thực sự là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và trí tuệ đối ngoại cho các thế hệ cán bộ đối ngoại của Đảng hôm nay và mai sau./.

tin mới

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...