Những hạn chế của ChatGPT mà người dùng cần biết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mặc dù ChatGPT có những ưu điểm nổi bật đã được cộng đồng người dùng đánh giá cao, nhưng cũng như đối với bất kỳ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nào, ChatGPT cũng có những điểm yếu và thách thức nhất định có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và độ chính xác của nó.

Kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái, ChatGPT - chatbot được hỗ trợ bởi AI do Công ty OpenAI (Mỹ) phát triển đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của người dùng trên khắp thế giới. Người dùng ChatGPT đã cán mốc con số 100 triệu người vào cuối tháng 1/2023, tức là chỉ sau 2 tháng kể từ khi ra mắt. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS (Thụy Sĩ), ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với những khả năng ấn tượng của mình, ChatGPT đã nhanh chóng trở thành một công cụ phổ biến cho nhiều ứng dụng khác nhau như sáng tạo nội dung cho các trang web, trả lời các câu hỏi của khách hàng, cung cấp các gợi ý, tạo chatbot tự động, phát hiện hoặc thậm chí là sửa các lỗi lập trình.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà ChatGPT mang lại thì ứng dụng này cũng xuất hiện nhiều hạn chế, như thiếu các sắc thái diễn đạt cũng như kỹ năng tư duy phản biện hoặc khả năng ra các quyết định về đạo đức.

Về nguồn dữ liệu, phiên bản ChatGPT hiện tại được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ năm 2021 trở về trước, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất, khiến một số truy vấn và tìm kiếm trở nên vô ích.

Thậm chí, ChatGPT cũng có thể đưa ra câu trả lời hoàn toàn sai, đôi khi là những “câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa”, như chính Công ty OpenAI từng thừa nhận. Đây là vấn đề mà OpenAI coi là khó khắc phục.

Thông qua những nhược điểm của ChatGPT sẽ được nêu ra sau đây, người dùng có thể hiểu rõ hơn về những hạn chế và thách thức tiềm ẩn của việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ AI trong các ngữ cảnh khác nhau.

1. Thiếu ý thức: Mặc dù ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi giống như con người và có quyền truy cập vào một lượng lớn thông tin, nhưng nó không có ý thức và kiến thức nền tảng như con người. Điều này có nghĩa là ChatGPT đôi khi có thể đưa ra các câu trả lời vô nghĩa hoặc không chính xác cho một số câu hỏi hoặc tình huống nhất định.

2. Thiếu trí tuệ cảm xúc: Mặc dù ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi có vẻ đồng cảm, nhưng nó không sở hữu trí tuệ cảm xúc thực sự. Nó không thể phát hiện ra những dấu hiệu cảm xúc tinh tế hoặc phản ứng thích hợp với những tình huống cảm xúc phức tạp.

3. Hạn chế trong việc hiểu ngữ cảnh: ChatGPT gặp khó khăn trong việc hiểu ngữ cảnh, đặc biệt là sự châm biếm và hài hước. Mặc dù ChatGPT thành thạo trong việc xử lý ngôn ngữ, nhưng nó có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt các sắc thái tinh tế trong giao tiếp của con người. Ví dụ: Nếu người dùng sử dụng tính chất châm biếm hoặc hài hước trong tin nhắn của họ, ChatGPT có thể không hiểu được ý nghĩa mong muốn và thay vào đó đưa ra phản hồi không phù hợp hoặc không liên quan.

4. Hạn chế khi tạo các bài viết dài, có cấu trúc: Tại thời điểm này, ChatGPT gặp một số sự cố khi tạo ra các bài viết dài, có cấu trúc. Mặc dù mô hình có khả năng tạo ra các câu mạch lạc và đúng ngữ pháp, nhưng nó có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các bài viết dài, tuân theo một cấu trúc, định dạng hoặc bài tường thuật cụ thể. Do đó, ChatGPT hiện phù hợp nhất để tạo các bài viết ngắn như các bài tóm tắt hoặc giải thích ngắn gọn.

5. Hạn chế trong việc xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc: ChatGPT hoạt động tối ưu khi được giao một nhiệm vụ hoặc mục tiêu duy nhất. Nếu người dùng yêu cầu ChatGPT thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc, nó sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chúng, điều này sẽ dẫn đến giảm hiệu quả và độ chính xác.

6. Các phản hồi của ChatGPT có thể có thành kiến hoặc định kiến: ChatGPT được đào tạo dựa trên một tập hợp lớn dữ liệu văn bản và dữ liệu đó có thể chứa các thành kiến ​​hoặc định kiến. Điều này có nghĩa là đôi khi ChatGPT có thể đưa ra các phản hồi thiên vị hoặc phân biệt đối xử ngoài ý muốn của người dùng.

7. Kiến thức hạn chế: Mặc dù ChatGPT có quyền truy cập vào một lượng lớn thông tin, nhưng nó không thể cập nhật kịp thời tất cả kiến ​​thức mà con người có. Nó có thể không trả lời được các câu hỏi về các chủ đề rất cụ thể và cũng có thể không nhận thức được những phát triển hoặc thay đổi gần đây trong một số lĩnh vực nhất định.

8. Hạn chế về độ chính xác thông tin cũng như cấu trúc ngữ pháp: Độ nhạy của ChatGPT trong việc xử lý các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đang bị hạn chế. Nó cũng có thể tạo ra các phản hồi đúng về mặt kỹ thuật nhưng có thể không hoàn toàn chính xác trong các ngữ cảnh cụ thể. Hạn chế này sẽ gây khó khăn cho ChatGPT khi xử lý các thông tin phức tạp hoặc mang tính chuyên sâu, trong đó độ chính xác là yêu cầu rất quan trọng. Do đó, người dùng phải luôn thực hiện các bước kiểm tra để xác minh thông tin mà ChatGPT đưa ra.

9. Cần phải điều chỉnh trong các trường hợp sử dụng cụ thể: Nếu cần sử dụng ChatGPT cho các trường hợp sử dụng rất cụ thể, người dùng có thể cần điều chỉnh lại ứng dụng này để có được kết quả mong muốn. Việc điều chỉnh bao gồm đào tạo ứng dụng dựa trên một tập hợp dữ liệu cụ thể để tối ưu hóa hiệu suất của nó cho một nhiệm vụ hoặc mục tiêu cụ thể và có thể tốn nhiều thời gian cũng như nguồn tài nguyên.

10. Cần chi phí lớn và khả năng xử lý dữ liệu mạnh: ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ AI rất phức tạp, yêu cầu một lượng tài nguyên tính toán rất lớn để hoạt động hiệu quả. Điều đó có nghĩa là việc chạy ứng dụng này có thể tốn kém và có thể yêu cầu quyền truy cập vào các hệ thống phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Ngoài ra, chạy ChatGPT trên hệ thống hoặc phần cứng cấp thấp có sức mạnh tính toán hạn chế có thể dẫn đến thời gian xử lý chậm hơn, giảm độ chính xác và các vấn đề về hiệu suất khác. Các tổ chức nên xem xét cẩn thận các tài nguyên và khả năng tính toán của mình trước khi sử dụng ChatGPT.

tin mới

Hé lộ thực tế về chế độ ẩn danh của Google và quyền riêng tư trực tuyến

Hé lộ thực tế về chế độ ẩn danh của Google và quyền riêng tư trực tuyến

(Baonghean.vn) - Chế độ ẩn danh của Google là một tính năng phổ biến trên trình duyệt Chrome. Nó được cho là giúp người dùng duyệt web riêng tư hơn bằng cách không lưu lịch sử duyệt web, cookie hoặc dữ liệu trang web. Tuy nhiên, mức độ bảo mật của chế độ ẩn danh có thể khiến nhiều người bất ngờ.

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

(Baonghean.vn) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với thế giới xung quanh. Các quốc gia trên toàn cầu đang đổ nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

(Baonghean.vn) - Lĩnh vực công nghệ từ lâu được xem là sân chơi của nam giới, với những định kiến về sự phức tạp, khô khan và đòi hỏi tư duy logic mạnh mẽ. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ tài năng xuất hiện và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này.

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

(Baonghean.vn) - Một nhóm các nhà lập pháp thuộc lưỡng đảng Mỹ đã đưa ra dự luật vào ngày 5/3 vừa qua, yêu cầu ByteDance của Trung Quốc phải bán ứng dụng video ngắn TikTok trong vòng 6 tháng nếu không muốn bị cấm tại Mỹ.

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

(Baonghean.vn) - Ngày nay, tội phạm mạng không ngừng dùng các thủ đoạn tinh vi để tấn công dữ liệu nhạy cảm của các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng các chiến lược để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.