Những lỗi thường gặp nhưng tài xế Việt ít để ý
Khi tham gia giao thông, lái xe thường mắc phải những lỗi rất phổ biến nhưng có thể không biết, nhiều khi bị lực lượng cảnh sát giao thông xử lý mới biết mình vi phạm. Thông thường các lái xe vi phạm là do chưa nắm rõ luật giao thông hoặc do chủ quan, không để ý khi tham gia giao thông.
Bấm còi sau 22 giờ
Theo Luật Giao thông đường bộ, nghiêm cấm một số hành vi như: bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, bấm còi hơi; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Nếu người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bấm còi từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, sẽ bị phạt 100.000-200.000 đồng; người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm lỗi này thì bị phạt từ 50.000-150.000 đồng,
Vượt đèn vàng
Theo Nghị định 46, vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ. |
Nằm trong nhóm lỗi vi phạm hiệu lệnh quy định tại Nghị định 46, hành vi điều khiển ôtô vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa là 2 triệu đồng. Còn người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Đi dưới tốc độ tối thiểu
Theo quy định trong nghị định 46/2016, với hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu, tiêu biểu trên đường cao tốc, tài xế sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng.
Bật đèn chế độ pha khi đi trong phố
Nhiều người bật đèn pha một cách vô tội vạ khi tham gia giao thông. Điều này ảnh hưởng, gây khó chịu cho người tham gia giao thông ngược chiều.
Theo quy định tại nghị định 46/2016, nếu người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư thì mức phạt là 600.000-800.000 đồng; nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm lỗi này thì bị phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Không bật đèn xe
Luật Giao thông đường bộ cũng quy định tài xế phải bật đèn xe từ 19h hôm trước tới 5h hôm sau. Nếu các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm là 800.000 đồng, người lái xe máy là 100.000 đồng.
Không gạt chân chống khi chạy xe
Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải không gạt chân chống khi chạy xe. Nếu tài xế kkông gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng...
Đi môtô, xe gắn máy vào đường cao tốc
Theo quy định tại nghị định 46/2016, hành vi đi môtô, xe gắn máy vào đường cao tốc có thể bị phạt đến 1 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng. Cùng ở nhóm vi phạm về đường cao tốc, người điều khiển ôtô dừng đỗ, quay đầu, đi ngược chiều trên cao tốc cũng bị phạt 6 triệu đồng.
Chờ đèn đỏ ở làn rẽ phải
Chờ đèn đỏ ở làn rẽ phải bị phạt. |
Nhiều người muốn đi nhanh sau khi đèn đỏ chuyển xanh nên thường chọn bất cứ chỗ nào trống để chèn xe vào. Nhưng nhiều người lại đứng sai chỗ, đặc biệt đứng vào làn đường dành cho phương tiện rẽ phải ở nơi được rẽ phải khi đèn đỏ.
Đây là lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh biển báo, vạch kẻ đường", mức phạt 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng với xe máy.
Dừng chờ trên vạch cho người đi bộ
Cũng từ lý do muốn dừng xe gần hơn người khác, nhiều xe máy và ôtô thường chận qua "Vạch dừng xe" và lấn cả vào phần kẻ cho người đi bộ qua đường. Hành động này không chỉ gây hỗn loạn giao thông mà còn ảnh hưởng tới người đi bộ.
Mức phạt 300.000-400.000 đồng với ôtô và 100.000-200.000 đồng với xe máy.
Uống một chai bia cũng bị phạt
Nhiều người cho rằng chỉ uống một chai hay một cốc bia, một chén rượu thì không ảnh hưởng gì tới khả năng lái xe, và luật cũng không cấm vì chưa đủ nồng độ cồn. Thực tế, dù chỉ một cốc bia hay một chén rượu cũng khiến nồng độ cồn trong máu và hơi thở tăng. Theo luật, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có cồn, tài xế ôtô sẽ bị phạt.
Theo Nghị định 46 về nhóm vi phạm về nồng độ cồn, người điều khiển ôtô vi phạm ở mức cao nhất có thể bị phạt đến 18 triệu đồng và bị tước GPLX tối đa 6 tháng (mức phạt cũ tối đa 15 triệu đồng). Đối với người lái môtô vi phạm lỗi này, mức phạt cao nhất tăng lên 4 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng (mức cũ phạt 3 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng).
Theo Vietnamnet