Những mầm bệnh tiềm ẩn từ cát biển không thể thờ ơ

Theo Thùy An (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Giun móc, tụ cầu vàng, vi khuẩn, nấm, giun tròn thường ẩn trong cát biển, là nguồn lây nhiễm bệnh cho người.

Theo Live science, hầu hết vi khuẩn trong cát là vô hại, tuy nhiên một số loại tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Những mầm bệnh tiềm ẩn từ cát biển không thể thờ ơ ảnh 1

Bãi biển được cho là tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây ngứa, dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Chorme

5 vi khuẩn tìm thấy trong cát biển:

Giun móc

Đi bộ chân trần trên bãi biển nhiệt đới là cách thư giãn hoàn hảo. Tuy nhiên ở một số khu vực, bạn cần cảnh giác với giun móc, loài ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho cả người và động vật. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), một số loài giun móc lây nhiễm cho mèo và chó có thể truyền sang người qua cát hoặc đất ô nhiễm.

Lây nhiễm xảy ra khi động vật bị bệnh đi vệ sinh trong cát hoặc đất và truyền trứng giun móc qua phân. Người ta có thể lây bệnh nếu đi chân trần hoặc nằm trên cát, đất bị nhiễm khuẩn. Ấu trùng giun móc từ đất cát chui vào da, xâm nhập vào cơ thể. Thông thường, ký sinh trùng có thể sống khoảng sáu tuần trong cơ thể người.

Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

MRSA là vi khuẩn tụ cầu có thể gây nhiễm trùng da và kháng một số loại kháng sinh. Nghiên cứu năm 2012 đăng trên Water Research, phân tích các mẫu nước và cát từ ba bãi biển Nam California. Kết quả tìm thấy vi khuẩn tụ cầu trong 53% mẫu cát bãi biển và vi khuẩn MRSA trong 2,7% mẫu cát.

Không rõ liệu số lượng tụ cầu khuẩn và vi khuẩn MRSA trong cát có gây nguy cơ cho người đi biển hay không, song các nhà nghiên cứu kêu gọi xác định mức độ nguy hiểm của vi khuẩn này đến sức khỏe con người.

Vi khuẩn viêm dạ dày

Cát biển cũng có thể chứa một số vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm trùng dạ dày dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nghiên cứu năm 2012 trên Applied and Environmental Microbiology phân tích cát từ 53 bãi biển ở California đã tìm thấy Escherichia coli và Enterococcus là vi khuẩn có trong ruột người. Nó tương tự vi khuẩn Salmonella và Campylobacter, gây ngộ độc thực phẩm.

Nghiên cứu khác năm 2009 khảo sát hơn 27.000 người Mỹ từng đến các bãi biển. Kết quả, những người từng đào bới trên cát hoặc vùi mình trong cát dễ bị bệnh đường tiêu hóa ngay sau chuyến đi bãi biển của họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu của họ không thể chứng minh vi khuẩn trong cát gây ra bệnh đường tiêu hóa ở tất cả mọi người.

Nấm

Nấm cũng là mầm bệnh tiềm ẩn trong cát biển. Các loại nấm gây nhiễm trùng da và móng thuộc một nhóm rộng gọi là "dermatophytes" được tìm thấy trên các bãi biển. Chúng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người, động vật hoặc cát, theo Hiệp hội Vi sinh học Mỹ (ASM).

Theo ASM, các nấm trên da phổ biến bao gồm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum, gây bệnh giun đũa, ngứa ngáy. Nấm Aspergillus gây nhiễm trùng phổi và Candida nhiễm trùng nấm men, phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. 

Giun tròn

Nghiên cứu ở Pháp những năm 1990 tìm thấy T. canis là loại ký sinh trùng phổ biến trên bãi biển. Vi khuẩn này thường gặp ở chó con. Người ta có thể nhiễm T. canis do vô tình nuốt đất lẫn trứng T. canis. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng này từ cát bãi biển vẫn chưa rõ ràng.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.