Những mốc son vàng của Quân đội nhân dân Việt Nam qua ảnh

22/12/2016 10:28

(Baonghean.vn) - 72 năm xây dựng và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2016), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử cách mạng hào hùng. Sau đây là hình ảnh những dấu mốc quan trọng của QĐND Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ngày nay), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ngày nay), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã tiến hành hai trận đánh vào hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần của địch. Hai trận đánh đầu tiên giành thắng lợi đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.  ẢNh: Bữa cơm chiều 22-12-1944 của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trước khi vào trận đánh đồn Phai Khắt.
Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã tiến hành 2 trận đánh vào 2 đồn Phai Khắt và Nà Ngần của địch. Hai trận đánh đầu tiên giành thắng lợi đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Bữa cơm chiều 22/12/1944 của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trước khi vào trận đánh đồn Phai Khắt).
Ngày 19-8-1945, cả Hà Nội đỏ rực màu cờ. Hàng chục vạn quần chúng cách mạng ở nội và ngoại thành mang theo gậy dao, súng, mã tấu... tiến về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh bắt đầu lúc 11 giờ. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến quân ca vang lên, đại biểu Uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc mít tinh phát triển nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, có các đơn vị tự vệ chiến đấu, tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Toà Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh... Trước khí thế sục sôi của quần chúng khởi nghĩa, Nhật dù có hơn một vạn quân cũng không thể làm gì được. Binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực và cuối cùng ngả theo cách mạng. Chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
Ngày 19/8/1945, cả Hà Nội đỏ rực màu cờ. Hàng chục vạn quần chúng cách mạng ở nội và ngoại thành mang theo gậy dao, súng, mã tấu... tiến về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh bắt đầu lúc 11 giờ. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến quân ca vang lên, đại biểu Uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc mít tinh phát triển nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, có các đơn vị tự vệ chiến đấu, tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Toà Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh...
Cách đây 71 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
ngày 20/1/1948, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đội. Theo Sắc lệnh này, đồng chí Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN
Ngày 20/1/1948, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đội. Theo Sắc lệnh này, đồng chí Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN
Sau thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Thu đông 1947, thực dân Pháp đẩy mạnh việc củng cố và mở rông hành lang Đông - Tây, đồng thời với vùng chiếm đóng ở Trung du, đồng bằng Bắc Bộ, củng cố phòng tuyến biên giới phía Đông Bắc. Yêu cầu chiến lược của ta lúc này là phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của địch, mở đường giao lưu giữa nước ta và các nước anh em để tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ về vũ khí, trang bị, vật chất của bạn bè quốc tế. Trước tình hình đó, tháng 6- 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ đạo Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh chuẩn bị chiến trường để quyết định mở Chiến dịch Biên giới.
Sau thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Thu đông 1947, thực dân Pháp đẩy mạnh việc củng cố và mở rông hành lang Đông - Tây, đồng thời với vùng chiếm đóng ở Trung du, đồng bằng Bắc Bộ, củng cố phòng tuyến biên giới phía Đông Bắc. Trước tình hình đó, tháng 6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ đạo Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh chuẩn bị chiến trường để quyết định mở Chiến dịch Biên giới. Do tính chất quan trọng của chiến dịch Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo chiến dịch nhằm đảm bảo tính chắc thắng.
Để phá tan “kế hoạch Na- va” của địch, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi quyết định, tháng 9 năm 1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông- Xuân 1953-1954. Dựa trên phương hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ tư (1-1953), Bộ  Chính trị đã chủ trương đưa bộ đội lên Tây Bắc hoạt động, buộc địch phân tán lực lượng, tạo ra thời cơ tiêu diệt sinh lực của chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường khác, chuẩn bị điều kiện tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ.
Để phá tan “kế hoạch Na- va” của địch, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi quyết định, tháng 9 năm 1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông- Xuân 1953-1954. Dựa trên phương hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ tư (1/1953), Bộ Chính trị đã chủ trương đưa bộ đội lên Tây Bắc hoạt động, buộc địch phân tán lực lượng, tạo ra thời cơ tiêu diệt sinh lực của chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường khác, chuẩn bị điều kiện tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau 75 ngày đàm phán, đấu trí, đấu lực vô cùng khó khăn, căng thẳng, khốc liệt và gian nan không kém với chiến trường, Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ). Sự kiện này đánh dấu thắng lợi to lớn cuộc kháng chiến chống Pháp và quan trọng là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta được các nước, kể cả nước Pháp cam kết tôn trọng.
Sau 75 ngày đàm phán, đấu trí, đấu lực vô cùng khó khăn, căng thẳng, khốc liệt và gian nan không kém với chiến trường, Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ). Sự kiện này đánh dấu thắng lợi to lớn cuộc kháng chiến chống Pháp và quan trọng là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta được các nước, kể cả nước Pháp cam kết tôn trọng.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân không chỉ gây bất ngờ lớn cho Mỹ mà còn làm cho dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao không chỉ làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội… mà vẫn không dứt điểm được quân đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc! Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân không chỉ gây bất ngờ lớn cho Mỹ mà còn làm cho dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao không chỉ làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội… mà vẫn không dứt điểm được quân đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc! Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng chiến thắng oanh liệt 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội (tháng 12/1972) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử của dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người thủ đô ngàn năm văn hiến.
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng chiến thắng oanh liệt 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội (tháng 12/1972) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử của dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người thủ đô ngàn năm văn hiến.
ngày 22 - 1 - 1973 tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe,đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pari) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kit-xinh-giơ ký tắt. Ngày27-1-1973Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở ViệtNamđã được ký chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao các bên.
Ngày 22/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Clêbe, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt. Ngày 27/1/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao các bên. Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973).
 hình ảnh chiếc xe tăng mang biển số 390 húc đổ Dinh Độc lập khẳng định sự thất bại của chính quyền tay sai Sài Gòn, kể từ giờ phút đó Bắc Nam sum họp một nhà, vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Bắc Nam chỉ còn là lịch sử. Điều gì đã làm lên giờ phút trọng đại đó, giờ phút mà cả thế giới đều phải ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu anh dũng bất khuất của quân và dân ta, giờ phút mà cả cuộc đời Hồ Chủ tịch mong mỏi, giờ phút mà bao con tim yêu nước Việt Nam vỡ oà trong niềm vui sướng. Kể từ đây hoà bình thống nhất đã trở thành sự thật trên toàn bộ đất nước Việt Nam,
Hình ảnh chiếc xe tăng mang biển số 390 húc đổ Dinh Độc lập khẳng định sự thất bại của chính quyền tay sai Sài Gòn, kể từ giờ phút đó Bắc Nam sum họp một nhà, vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Bắc Nam chỉ còn là lịch sử.
35 năm đã trôi qua, những người lính ngày ấy tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân nước bạn Campuchia đánh đổ chế độ Khơme đỏ vẫn không thể nào quên được không khí của những ngày sục sôi khói lửa chiến tranh. Đất nước vừa yên tiếng súng sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng tập đoàn Khơme đỏ ở Campuchia không muốn nhân dân Việt Nam được hòa bình, yên ổn, chúng xua quân gây hấn, đánh chiếm trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.
Đất nước vừa yên tiếng súng sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng tập đoàn Khơme đỏ ở Campuchia không muốn nhân dân Việt Nam được hòa bình, yên ổn, chúng xua quân gây hấn, đánh chiếm trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.
 Chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Trong cuộc chiến, quân và dân ta đã giành chiến thắng khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Đến nay, những hình ảnh tư liệu về cuộc chiến tranh không chỉ là minh chứng cho lịch sử mà còn gắn mãi với thời gian của dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17/2/1979. Trong cuộc chiến, quân và dân ta đã giành chiến thắng khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16/3/1979. Đến nay, những hình ảnh tư liệu về cuộc chiến tranh không chỉ là minh chứng cho lịch sử mà còn gắn mãi với thời gian của dân tộc Việt Nam.
 72 năm đã đi qua cho đến tận bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đi tìm câu trả lời cho những điều kỳ diệu mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên trong suốt chặng đường lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của mình. Cho đến hôm nay, không ít nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa hiểu nổi vì sao, một đội quân được sinh ra không có trang bị, vũ khí; thậm chí đến giày dép cũng không có để dùng, vậy mà ngay sau ngày thành lập đã giành được thắng lợi lớn, khởi đầu cho truyền thống bách chiến, bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam
72 năm đã đi qua cho đến tận bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đi tìm câu trả lời cho những điều kỳ diệu mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên trong suốt chặng đường lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của mình. Cho đến hôm nay, không ít nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa hiểu nổi vì sao, một đội quân được sinh ra không có trang bị, vũ khí; thậm chí đến giày dép cũng không có để dùng, vậy mà ngay sau ngày thành lập đã giành được thắng lợi lớn, khởi đầu cho truyền thống bách chiến, bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Những mốc son vàng của Quân đội nhân dân Việt Nam qua ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO