Những mốc thời gian bảo dưỡng ô tô không thể bỏ qua
Để ô tô luôn bền, đẹp và vận hành êm ái, việc quan trọng nhất định không thể bỏ qua là bảo dưỡng định kỳ. Vậy đâu là những mốc thời gian bắt buộc chủ xe phải lưu ý?
"Chăm sóc xe, xe chăm sóc mình", đây là điều không bao giờ sai khi bạn muốn không vất vả với những "bệnh vặt" của ô tô. Khi xe thường xuyên được bảo dưỡng, đồng nghĩa với việc khi đi đường sẽ ít hỏng hơn, không gây phiền phức cho tài xế.
Hàng tháng
Việc hàng tháng bảo dưỡng xe không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết những bộ phận cần được chăm sóc của ô tô như đèn pha, đèn hậu, đèn phanh, đèn xi-nhan cần được kiểm tra để luôn vận hành ổn định nhất.
Không may, một trong những loại đèn trên không hoạt động sẽ là vấn đề "đau đầu" với nhiều tài xế khi đi trên đường, nhất là đường cao tốc, nơi xa khu dân cư.
Hệ thống đèn cần được kiểm tra thường xuyên. |
Ngoài ra, bạn phải kiểm tra áp suất lốp xe vì nếu lốp thiếu áp suất sẽ rất dễ dẫn đến việc nổ lốp, mất lái khi ô tô đi với tốc độ cao. Luôn bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, nước rửa kính lái cũng là bộ phận cần được quan tâm thường xuyên để lái xe luôn có tầm quan sát tốt nhất.
Với mỗi 5.000 Km
Đối với mỗi 5.000 km của ô tô, việc bạn phải làm nếu muốn xe của mình được nâng cao tuổi thọ là thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thay dầu luôn là việc rất quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên, dầu bẩn sẽ khiến động cơ ô tô vận hành không trơn tru và gây tình trạng nóng máy.
Thay dầu ô tô với mỗi 5.000 km. |
Không chỉ thay dầu với mỗi 5.000 km mà bạn còn phải kiểm tra tình trạng lốp, không được để lốp quá mòn hay có những dấu hiệu nứt gãy sẽ rất nguy hiểm.
Đặc biệt, tài xế nên kiểm tra mức dầu bên trong hộp số bộ tản nhiệt trợ lực lái. Việc kiểm tra mức dầu này rất quan trọng, sẽ tránh được tình trạng "rô tuyn" bộ trợ lực lái bị rơ dẫn đến hoạt động không ổn định của ô tô nói chung và bộ trợ lực lái nói riêng