Những người lặng thầm, vững bước đi vào vùng dịch
(Baonghean.vn) - Xác định rõ vị trí của mình trên tuyến đầu chống dịch, những cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chấp nhận những hy sinh để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Họ vẫn vui vì sự lặng thầm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó; vui với cái tâm vì nghề, vì đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, bình an cho người dân... để rồi vững bước đi vào vùng dịch.
NHỮNG ÁP LỰC, NHỌC NHẰN
Trong những ngày đầu chống dịch Covid-19, để gặp được những y, bác sĩ Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh là rất khó. Bởi họ vẫn luôn trong tình trạng “trên từng cây số”. Các y, bác sĩ vừa mới ở huyện này điều tra giám sát trường hợp về từ địa phương có dịch, ít tiếng sau đã có mặt tại khu cách ly lấy mẫu xét nghiệm, cuối ngày lại ở huyện khác truy tìm F1, F2.
Lãnh đạo Sở Y tế và cán bộ CDC Nghệ An chặn xe khách chở người nghi ngờ mắc bệnh lúc nửa đêm. Ảnh: Tiến Hùng |
Nguy cơ dịch xâm nhập lớn. Việc cứ nối việc, ngày cứ nối ngày. Bác sĩ Nguyễn Trọng Di - Phó trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm luôn trong trạng thái “đầu bù tóc rối”, mệt mỏi vì liên tục đi điều tra, giám sát, truy vết ca bệnh.
Bác sĩ Di chia sẻ: “Một ngày làm việc bắt đầu lúc 6 giờ sáng và thường kết thúc vào 2-3 giờ sáng ngày hôm sau. 15-16 giờ mới ăn cơm trưa, 21-22 giờ mới ăn cơm tối. Anh em quần quật làm, mục đích làm sao để tìm ra những người liên quan F1, F2, F3 đưa về cách ly, xét nghiệm. Những lúc mệt quá tiện đâu ngủ đấy, hồi sức tý lại dậy làm việc tiếp”.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người từ vùng dịch đến tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Cường |
Bác sĩ Nguyễn Trọng Di kể: Những ngày đầu chống dịch, em phải gửi vợ con nhờ bà ngoại chăm sóc để toàn tâm, toàn ý cho công việc. Ảnh: Thành Cường |
Bác sĩ Bùi Thu Thủy - Trưởng Khoa Xét nghiệm cho hay: “Trước kia hay bây giờ cũng vậy, cán bộ, kỹ thuật viên phòng căng mình làm ngày, làm đêm cho kịp. Ăn tại khoa, nghỉ tại khoa, mỗi người đều nỗ lực hết sức. Bộ đồ chống dịch, găng tay và khẩu trang là vật bất ly thân. Mỗi lần lấy mẫu, xét nghiệm dài 8-9 giờ, khi cởi đồ ra thì mồ hôi ướt đằm như tắm. Hơn 1 năm chống dịch, toàn tỉnh Nghệ An đã thực hiện xét nghiệm được gần 36.000 mẫu, là một trong những địa phương thực hiện xét nghiệm nhiều nhất nước. Đó là một kết quả hết sức tự hào nhưng rất ít người có thể biết được sự khó nhọc, áp lực của công việc”.
Trung bình mỗi ngày, cán bộ xét nghiệm CDC Nghệ An phải mặc trang phục phòng hộ, quần quật làm việc nơi labo xét nghiệm từ 8-9 giờ. Ảnh: Thành Cường |
Cán bộ truyền thông CDC Nghệ An vẫn thường xuyên đi vào khu vực cách ly để bám sát, phản ánh các diễn biến tình hình dịch. Ảnh: Thành Cường |
Bác sĩ Phạm Đình Du - Phó Giám đốc CDC Nghệ An cho hay: Chưa có ngày nào mà giám đốc, phó giám đốc nhận được ít hơn 100 cuộc gọi liên quan đến Covid-19. Ảnh: Thành Cường |
“Chưa có ngày nào mà giám đốc, phó giám đốc nhận được ít hơn 100 cuộc gọi. Có những bữa cơm phải đứng lên 7-8 lần nghe điện thoại, đến khi quay lại thì cơm canh cũng nguội lạnh rồi...”.
ĐOÀN KẾT, NỖ LỰC VÌ CỘNG ĐỒNG
Cán bộ CDC Nghệ An thực hiện khai báo y tế cho các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Nghệ An làm việc. Ảnh: Thành Cường |
Lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế, CDC Nghệ An kiểm tra phương án phòng, chống dịch ở cơ sở y tế. Ảnh: Thanh Hoa |
Vất vả nhưng chưa một người nào ở trung tâm kêu ca, cũng như bảo mình không làm được. Tất cả đều nỗ lực, tự giác, đoàn kết, đồng lòng chống dịch”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra, đánh giá các hoạt động phòng lapo xét nghiệm, CDC Nghệ An. Ảnh: Thanh Hoa |
Lãnh đạo CDC Nghệ An kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, điều trị dịch bệnh sốt xuất huyết ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Thành Chung |
Những cán bộ y tế ở CDC Nghệ An vẫn lặng thầm ngày đêm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát bệnh tật của mình mà không nghĩ đến những thành công, sự tôn vinh sau đó. Nếu như một y, bác sĩ làm việc ở cơ sở điều trị thì kết quả của công việc thường thể hiện ngay sau đó là bệnh nhân sớm hồi phục, ca mổ thành công; còn kết quả của người làm công tác phòng bệnh chỉ có thể thống kê được sau đó chừng 1 -2 năm, thậm chí 10 -15 năm. Họ vẫn vui vì sự lặng thầm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó; vui với cái tâm vì nghề, vì đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, bình an cho người dân... để rồi vững bước đi vào vùng dịch.