Niềm vui của giáo dân trên vùng đất đỏ

(Baonghean.vn) - Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có 5 giáo xứ với hơn 11.000 giáo dân, chủ yếu tập trung ở các xã: Nghĩa An, Nghĩa Trung, Nghĩa Hội và Nghĩa Lộc. Được sự quan tâm của nhà nước, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Công giáo đã gặt hái được những kết quả đáng kể.
Một góc
Một góc giáo xứ Cồn Cả, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn). Ảnh: Minh Thái

Trước đây hộ ông Hồ Sỹ Thiện, là giáo dân ở xóm 4, xã Nghĩa Trung luôn sống trong tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, cả gia đình với 5 nhân khẩu sống trong ngôi nhà tạm bợ, dột nát. Ông Thiện phải xoay xở đủ nghề nhưng vẫn không đủ sống, chưa nói chuyện mua sắm, xây dựng. Năm 2013, thông qua tổ chức Hội Nông dân, ông Thiện được hỗ trợ 20 triệu đồng vốn vay để phát triển kinh tế.

Từ nguồn vốn này, gia đình ông đã xây chuồng, mua dê giống để phát triển chăn nuôi. Nhờ chăm chỉ lao động,  sử dụng những kiến thức chăn nuôi, việc nuôi dê từng bước mang lại hiệu quả, đời sống được cải thiện, dần có của ăn, của để. Với nguồn vốn tích lũy được, ông Thiện đầu tư mua thêm dê, mở rộng phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập bình quân khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm.

Số tiền tích lũy được nhờ nuôi dê, cùng sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, ông Hồ Sỹ Thiện đã xây dựng ngôi nhà khang trang, rộng rãi trị giá 370 triệu đồng, đảm bảo nơi ăn chốn ở cho các thành viên trong gia đình. Đến nay, gia đình ông đã thoát nghèo, trở thành hộ khá của xã Nghĩa Trung.

Nhờ cần cù, chăm chỉ, chị Nguyễn Thị Trị - giáo dân xứ Cồn Cả, xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn)
Nhờ cần cù, chăm chỉ, chị Nguyễn Thị Trị - giáo dân xứ Cồn Cả có được nguồn thu nhập từ việc phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Minh Thái

Ông Thiện cho biết: “Gia đình tôi trước đây thuộc diện hộ nghèo, sau khi được vay vốn phát triển chăn nuôi dê, năm đầu tiên thu về 60 triệu đồng để xây móng nhà. Đến năm thứ 2 tiếp tục được 60 triêụđể  mua vật liệu, rồi tiếp tục nuôi dê để tích lũy tiền và vay mượn thêm, cuối cùng hoàn thành được ngôi nhà mới khang trang. Mọi người trong gia đình đều rất phấn khởi”. 

Cũng như gia đình ông Hồ Sỹ Thiện, ở giáo xứ Cồn Cả, thuộc xã Nghĩa Lộc có gia đình chị Nguyễn Thị Trị hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Cả 2 vợ chồng mù lòa, con cái còn nhỏ, lại thiếu đất sản xuất nên nhiều năm qua luôn phải sống trong cảnh túng thiếu đủ bề. Năm 2014, thông qua Quỹ vì người nghèo, MTTQ xã Nghĩa Lộc đã hỗ trợ cho gia đình chị một con bê sinh sản.

Nhờ cần cù, chịu khó lao động và tiết kiệm, đến nay, gia đình chị Trị đã làm được nhà mới. Chị chia sẻ: “Những năm trước, gia đình tôi rất khó khăn, vợ chồng đều mù lòa, được nhà nước hỗ trợ cho 1 con bê giống nay đã sinh sản được 3 con, đã bán được 2 con (mỗi con được 6 triệu đồng), vay mượn thêm để xây dựng nhà che nắng, che mưa”.

Năm 2018, từ các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ các cấp, các tổ chức, đoàn thể phát động và 10 nội dung thi đua "7 tốt đời, 3 đẹp đạo", bà con giáo dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Nhờ đó, đời sống ngày càng được cải thiện, nhiều hộ đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Võ Quang Hòa – Chủ tịch MTTQ huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Để có những giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo cho bà con Nghĩa Đàn nói chung và bà con vùng giáo nói riêng, MTTQ huyện đã dùng Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất cũng như xóa nhà tạm bợ, giúp họ có điều kiện vươn lên. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch và tạo công ăn việc làm cho đồng bào Công giáo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 7,5% xuống còn 5%”.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.