Nông dân trồng thành công 5 'siêu quả' đắt đỏ

21/03/2017 14:50

Cà chua thân gỗ (Magic - S) tiền triệu mỗi kg, cây "tỷ đô" mắc ca, dưa pepino "sang chảnh", hàng hiếm cam ruột đỏ Cara Cara, cà chua đen giá gấp 5 lần cà chua thường là 5 loại siêu quả có giá đắt đỏ đã được những nông dân Việt trồng thành công.

1. Siêu quả cà chua thân gỗ (Magic -S) tiền triệu mỗi kg

Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên ở Việt Nam trồng thành công loại cây ăn quả có xuất xứ từ dãy núi Andes (thuộc Ecuador, Colombia, Bolivia...), đặt tên thương mại là Magic-S và đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng bảo hộ.

quả
Trên thế giới, đây là loài cây khá mới so với nhiều cây trồng khác, chỉ bắt đầu được trao đổi thương mại vào khoảng năm 1996. Tại khu vực Đông Nam Á, ít có quốc gia nào trồng được bởi Magic-S có yêu cầu sinh thái khá khắt khe, đặc biệt về khí hậu, độ cao...
quả
TS Phạm S cho rằng ở Việt Nam, điều kiện sinh thái Tây Nguyên là thích hợp nhất với Magic-S. Cây mọc nhanh, chỉ sau 8 - 10 tháng đã cao khoảng 1,5 - 1,7m và cho quả. Mỗi cây trung bình cho 12 - 15kg quả/năm, cá biệt ở những vườn thâm canh cao, cây đạt hơn 20kg quả/năm.
quá
“Mức giá trên thực sự khích lệ những người đang đầu tư trồng cây Magic-S, mở ra cơ hội lớn để làm giàu. Hiện đã có 5 trang trại và hộ nông dân trồng loại quả này. Nhiều hộ khác cũng đã liên hệ đề nghị hỗ trợ trồng Magic-S”, TS Phạm S nói.

2. “Nữ hoàng tỷ đô" mắc ca

Có nguồn gốc từ nước Australia xa xôi, mắc ca đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên.

quả
Trong khi cả nhà quản lý và người nông dân vẫn đang còn loay hoay với bài toán "trồng cây gì, nuôi con gì” thì vào những năm đầu thế kỷ 21, đoàn công tác của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã mang một giống cây mới - giống cây mắc ca từ Australia về để trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đây là loại cây không thể không đầu tư và phát triển ở Việt Nam.
quả
Với những ưu điểm về giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với địa lý, thổ nhưỡng ở Việt Nam, ít sâu bệnh…, giới chuyên gia cho rằng, đây sẽ là một trong những loại cây góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân Việt Nam. Một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt thì chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, chúng ta có thể đạt được kim ngạch 1 tỷ USD xuất khẩu mắc ca, đó là nhận định của những người đem giống cây này từ Úc về Việt Nam.
quả
Và trên thực tế, sau hơn 10 năm loại cây này được trồng thử nghiệm tại một số địa phương thuộc các tỉnh miền Tây Bắc, Tây Nguyên, những lợi ích mà nó mang lại là khá rõ ràng.Hạt mắc ca (Macadamia) được coi là loại hạt ngon nhất, mất nhiều công chăm sóc nhất và đắt đỏ trên thế giới. Hạt có kích cỡ từ 2-3cm, hình tròn, màu crème, rất thơm, nhân mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.

3. Dưa pepino "sang chảnh"

Dưa hấu Nam Mỹ hay còn gọi dưa pepino được khá nhiều khách ưa chuộng. Những quả dưa hấu có nguồn gốc từ Nam Mỹ chỉ bằng nắm tay đang được nông dân ở Đà Lạt trồng.

quả
Anh Nguyễn Định (30 tuổi) ở đường Lâm Viên, phường 8, TP Đà Lạt là người đầu tiên ở Lâm Đồng trồng thành công giống dưa siêu ngọt pepino.
quả

Thông qua sự giới thiệu của một người bạn ở Nhật, anh Định nhập hạt giống dưa pepino về trồng thử nghiệm. Anh Định trồng khoảng 500 gốc trên diện tích gần 200 m2. Là kỹ sư nông nghiệp nên với anh, kỹ thuật trồng loại này không quá khó, dù lần đầu anh được tiếp cận loại dưa lạ này.

quả
Dưa pepino được anh Định trồng trong nhà kính theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao. Đây là loại cây trồng mới, phù hợp với thổ nhưỡng Đà Lạt, cho năng suất và chất lượng quả cao. Giống này khi xanh có màu trắng, chín mọng chuyển sang màu vàng sọc tím, trông khá đẹp mắt.

4. Hàng hiếm cam ruột đỏ Cara Cara

Có màu sắc lạ, lượng vitamin C vượt trội, giá phải chăng nên cam ruột đỏ (còn gọi là cam Cara) nội địa lẫn nhập khẩu đều báo "cháy hàng".

quả

Là người đầu tiên đưa giống cam này từ Australia về Việt Nam gieo trồng từ năm 2000, ông Mai Viết Phương - Giám đốc Công ty TNHH Phương Mai cho biết trang trại của ông hiện có khoảng 35 ha cam ruột đỏ, trung bình mỗi tuần cho thu hoạch hơn một tấn nhưng vẫn không đủ hàng cung cấp cho thị trường.

quả
Ngoài cung ứng sản phẩm, ông Phương còn nhập cây giống từ Australia về để phân phối cho nông dân. Hiện một số nhà vườn tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), các tỉnh miền Tây cũng đã trồng thử và tương đối thành công. “Hiện chưa chính vụ nhưng vườn của tôi vẫn cung cấp đều đặn khoảng 1 tấn một tuần. Khách hàng chủ yếu là các cửa hàng nông sản và trái cây lạ ở TP.HCM, Hà Nội. Giá bán tại vườn khoảng 35.000-50.000/kg, tuỳ loại”, ông Phương nói.

5. Cà chua đen giá gấp 5 lần cà chua thường

Từ nửa đầu năm 2014, giống cà chua đen bắt đầu du nhập về Đà Lạt - Lâm Đồng. Một số người mạnh dạn trồng thử nghiệm nhưng với quy mô rất nhỏ, thậm chí thất bại vì không nắm rõ quy trình chăm sóc. Trong số ít ỏi người được cho là thành công với cây cà chua đen là chị Phạm Thị Thanh Thủy ở thôn K'Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

quả
Theo chị Thủy, để thành công với cà chua đen nên canh tác trong nhà kính, nhưng chi phí đầu tư lớn, trung bình từ 150 đến 200 triệu đồng cho 1.000m2, chưa kể trang bị hệ thống tưới và một lượng phân chuồng khá lớn, cộng với giá hạt giống cao.
quả
"Khi tôi quyết định trồng cà chua đen, ban đầu cũng thấy mạo hiểm vì đây là giống quá mới, sản phẩm lạ không biết liệu người tiêu dùng có đón nhận. Nhưng khi tôi chụp hình cà chua đen đưa lên Facebook để giới thiệu, không ngờ chỉ sau một ngày đã có người tìm tới mua với số lượng lớn không thể đáp ứng", chị Thủy cho biết.
quả
Vì số lượng hạn chế, giá cà chua đen trên thị trường hiện khá cao, thậm chí rất khó mua. Do đó, nhiều lúc giá của sản phẩm mới lạ này khi đến tay người tiêu dùng lên tới 150.000 - 200.000 đồng/kg.

Theo Baodanviet

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Nông dân trồng thành công 5 'siêu quả' đắt đỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO