Nóng: Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong -un sẽ gặp nhau ở Hà Nội?

Đó là một trong những ý kiến đặt ra khả năng cho cuộc gặp lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều địa điểm đã được gợi ra kèm theo lý giải.
Ảnh: AP
Ảnh: AP
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tuần trước, những đồn đoán về địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều đầu tiên xuất hiện liên tục.

Cho đến thời điểm hiện tại ông Kim Jong-un vẫn chưa chính thức lên tiếng xác nhận đã mời ông Trump. Cả Mỹ và Hàn Quốc đều khẳng định thời gian và địa điểm cho một cuộc gặp như vậy vẫn chưa được xác định.

Nhưng điều đó không ngăn được quan chức các bên, các nhà phân tích và giới quan sát liên tục đoán mò về địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử, từ thủ đô của Mỹ và Triều Tiên đến tận trời Âu.

Khu vực an ninh chung, Bàn Môn Điếm

Đây là địa điểm đang dẫn đầu các danh sách đồn đoán. Nằm trong khu vực phi quân sự chia cắt hai miền, Khu vực an ninh chung (JSA) là hệ quả duy nhất còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh, là một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới.

"Các địa điểm như Thụy Sĩ, Thụy Điển hay đảo Jeju có vẻ thu hút được nhiều sự chú ý nhưng chúng tôi đang cân nhắc làng đình chiến Bàn Môn Điếm một cách nghiêm túc", hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ.

Một số ý kiến hoài nghi cho rằng bởi vì JSA là sản phẩm của Chiến tranh Triều Tiên và căng thẳng hai miền, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không đem lại cảm giác hòa bình như mong muốn. Tuy nhiên, theo lập luận của những người ủng hộ, ông Trump gặp ông Kim Jong-un ở JSA là hợp lý, hai nhà lãnh đạo sẽ không cần bước lên đất của "kẻ thù", công tác an ninh sẽ được đơn giản.

Nếu cuộc gặp được tổ chức ở Bàn Môn Điếm, biểu tượng của sự chia cắt sẽ trở thành biểu tượng của hòa bình. Đó là điều rất có ý nghĩa"- Quan chức Hàn Quốc lý giải đầy lạc quan

Đảo Jeju (Hàn Quốc)

"Là 'Hòn đảo của hòa bình', Jeju là địa điểm lý tưởng để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên", hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của tỉnh trưởng Jeju.

Hòn đảo tuyệt đẹp ở phía nam Hàn Quốc có thể là một lựa chọn không tồi. Từ Triều Tiên, ông Kim Jong -un có thể đến đây bằng thuyền hoặc máy bay.

"Cha của ông Kim Jong -un, ông Kim Jong-il bị chứng sợ đi bằng máy bay nhưng ông Kim Jong -un thì dường như rất thích thú với chúng, thậm chí còn cầm lái một chiếc do Triều Tiên thiết kế", Reuters viết.

Căn cứ hải quân đảo Jeju
Căn cứ hải quân đảo Jeju.
Châu Âu

Các quốc gia trung lập như Thụy Điển hay Thụy Sĩ được xem là lựa chọn không tệ. Uy tín và vai trò trung gian hòa giải quốc tế của cả hai là không thể phủ nhận. Đó là chưa kể sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã góp phần giúp hai miền giảm căng thẳng dù thực tế Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ năm 1953.

Theo một số tài liệu phương tây, ông Kim Jong-un và em gái ông đã từng theo học ở Thụy Sĩ trong những năm 1990. Nhưng điều này chưa hề được xác nhận bởi truyền thông Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ tuyên bố sẵn sàng làm chất xúc tác cho các cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ, đồng thời khẳng định đang liên lạc với hai phía.

ở Thụy Sĩ Kim Jong-Un học trường quốc tế tiếng Anh.
ở Thụy Sĩ Kim Jong-un học trường quốc tế tiếng Anh.
"Tùy thuộc vào các bên liên quan quyết định thời gian và địa điểm nếu nó được tổ chức ở Thụy Điển". Thủ tướng Thụy Điển cũng tuyên bố tương tự hôm 10/3.

Châu Á

Tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên tại một nước châu Á nào đó sẽ vừa đảm bảo gần về khoảng cách địa lý, vừa an toàn cho ông Kim Jong-un.

Những địa điểm như Bắc Kinh (Trung Quốc), Hà Nội (Việt Nam), Singapore và cả Ulaanbaatar (Mông Cổ) đều có khả năng trở thành địa điểm được ghi vào lịch sử quan hệ Mỹ- Triều.

Trung Quốc là quốc gia thân cận nhất với Triều Tiên cả về thương mại lẫn chính trị. Hôm 9/3, trong cuộc điện đàm với ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều nên diễn ra "càng sớm càng tốt".

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong quá khứ Bắc Kinh đã từng tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc trong khuôn khổ Vòng đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, bầu không khí chính trị giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã khác kể từ ông Kim Jong-un lên cầm quyền năm 2012.

Bình Nhưỡng hoặc Washington

Đây là khả năng thấp nhất, nhưng nếu xảy ra, sẽ là bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ -Triều Tiên.

Kể từ khi lên cầm quyền thực tế từ cuối năm 2011, ông Kim Jong -un chưa bao giờ rời khỏi Triều Tiên, theo hãng tin Reuters. Vậy nên khả năng ông Kim lần đầu tiên rời khỏi Triều Tiên và đến thẳng Mỹ là rất thấp, chưa từng có tiền lệ.

Các cuộc gặp giữa các quan chức Triều Tiên và Mỹ trước đây đều diễn ra tại Bình Nhưỡng, kể cả cuộc gặp được xem là cấp cao nhất cho đến thời điểm hiện tại giữa cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright năm 2000.

Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Cựu tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter cũng từng tới Bình Nhưỡng nhưng khi đó hai người này đã không còn ngồi ghế tổng thống Mỹ.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.