Nước mía tốt cho người sỏi thận

10/09/2017 15:08

Mía rất tốt cho người bệnh sỏi thận. Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể thử uống nước mía một cách thường xuyên. Nước mía cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Cây mía rất quen thuộc trong đời sống người Việt. Thế nhưng, chúng ta vẫn quen dùng cây mía như một món giải khát, mà ít chú ý rằng cây mía là một vị thuốc từ thiên nhiên có khả năng phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả!

Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê
Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê

Nước mía có thể chữa bệnh vàng da - một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan, vì thế mà nước mía có thể chữa bệnh vàng da.

Mía giúp chữa lành các ổ nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.

Mía rất tốt cho người bệnh sỏi thận. Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể thử uống nước mía một cách thường xuyên. Nước mía cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nước mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.

Mía chữa các bệnh cúm và cảm lạnh. Nếu bạn nghĩ rằng uống nước mía sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng của bạn thì quả là sai lầm bởi vì nước mía thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.

Trong y học cổ truyền, mía dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1-2 tiếng.

Đối với bệnh ho do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái dắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

Viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái ra máu: Chọn mía già bỏ vỏ ép lấy nước. Ngó sen thái nhỏ ngâm nước mía khoảng 5 tiếng. Lấy ngó sen ép lấy nước uống ngày 3 lần. Nước này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: nước mía ép 1/2 lít, trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Trẻ em mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.

Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Ngộ độc cá nóc: nước mía với gừng tươi mỗi thứ một ít, nước mía là chính, uống để sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện ngay.

Theo Nông nghiệp

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Nước mía tốt cho người sỏi thận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO