Obama xoa dịu tranh cãi tại sân bay Trung Quốc

Tổng thống Barack khẳng định, việc Mỹ và Trung Quốc có cách tiếp cận khác nhau về tự do truyền thông đã dẫn đến tranh cãi tại sân bay Hàng Châu.

Theo AFP, tuyên bố trên được ông Obama đưa ra ngày 4/9 nhằm xoa dịu căng thẳng xung quanh những tranh cãi tại sân bay Hàng Châu (Trung Quốc) - thành phố diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 mà Tổng thống Mỹ tham dự.

Tổng thống Obama lên tiếng xoa dịu về vụ tranh cãi tại sân bay Hàng Châu (Trung Quốc). Ảnh: AFP.
Tổng thống Obama lên tiếng xoa dịu về vụ tranh cãi tại sân bay Hàng Châu (Trung Quốc). Ảnh: AFP.

Tranh cãi đã nổ ra sau khi một quan chức Trung Quốc yêu cầu các phóng viên tháp tùng Tổng thổng Mỹ phải di chuyển ra chỗ khác. Quan chức này thậm chí đã hét vào mặt một nhân viên Nhà Trắng: “Đây là đất nước của chúng tôi! Đây là sân bay của chúng tôi!”.

Không những thế, giới chức Trung Quốc còn “đụng độ” với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice khi bà này tìm cách đi gần lại với Tổng thống Obama lúc ông bước xuống sân bay Hàng Châu từ chuyên cơ Không lực Một.

Sau đó, khi các nhân viên an ninh Mỹ quyết định rằng, Tổng thống Obama nên bước xuống từ Không lực Một bằng thang riêng của chiếc chuyên cơ này, ông đã phải bước xuống đường băng không hề được trải thảm đỏ đón tiếp như nguyên thủ quốc gia của các nước khác.

Điều này đã dẫn đến những đồn đoán về việc đã xảy ra tranh cãi về ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Tổng thống Obama căng thẳng nói trên chỉ là do cách giới truyền thông tiếp cận thông tin về việc này cũng như mức độ đảm bảo tự do hoạt động của báo chí Mỹ nhiều khi “bị coi là bất thường so với các nước khác” mỗi khi ông công du nước ngoài.

Tổng thống Obama khẳng định, Washington luôn ủng hộ quyền tự do báo chí trong bất kỳ trường hợp nào và sẽ “không bao giờ chấp nhận nhượng bộ các giá trị và lý tưởng của nước Mỹ trong những chuyến công du như thế này”.

“Điều này có thể gây ra những tranh cãi. Tuy nhiên, lần này tranh cãi có vẻ gay gắt hơn bình thường liên quan đến quá trình đàm phán về hoạt động của báo chí Mỹ bởi chúng tôi muốn tạo ra một dấu ấn lớn hơn so với các nước khác.

Ngoài ra chúng tôi có rất nhiều máy bay, trực thăng, xe cộ và các nhân viên an ninh. Các bạn biết đấy, trong trường hợp các bạn là nước chủ nhà, các bạn sẽ cảm thấy chúng tôi làm hơi quá”, ông Obama thừa nhận.

Các nguồn tin từ phía Mỹ cho biết, vụ tranh cãi tại cầu thang chiếc chuyên cơ Không lực Một xuất phát từ chính quyết định của phía Mỹ về việc sử dụng cầu thang của chính chiếc Không lực Một thay vì cầu thang do giới chức sân bay Hàng Châu đề nghị.

Tờ South China Morning Post dẫn lời một quan chức Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: “Phía Mỹ than phiền rằng người lái xe của Trung Quốc không hề biết tiếng Anh và không hiểu được những chỉ dẫn về an ninh của Mỹ. Phía Mỹ cũng khăng khăng yêu cầu sử dụng cầu thang của họ.”

“Trung Quốc chẳng được gì khi đối xử tệ với Tổng thống Obama”, quan chức này nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tổng thống Obama khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ và Trung Quốc có tranh cãi trong các chuyến thăm và những “xung đột về giá trị” như thế này cũng thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Chính vì thế, tôi không muốn nói quá về mức độ nghiêm trọng của việc này. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất là giới báo chí được quyền tiếp cận những gì đang diễn ra và họ có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan đến công việc của chúng tôi”, ông Obama nhấn mạnh.

Theo VOV

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.