Ốc bươu, sâu cuốn lá hoành hành lúa hè thu

(Baonghean.vn) - Lúa vụ hè thu đang bước vào giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, trên đồng ruộng đang phát sinh các loại sâu bệnh gây hại, đe dọa đến phát triển của lúa.

* Vụ hè thu 2017, huyện Thanh Chương gieo cấy 5.500 ha lúa, đến 20/6 đã kết thúc việc gieo trồng. Hiện nông dân đang phòng trừ bệnh sâu cuốn lá và diệt ốc bươu vàng.

Đã từ nhiều ngày nay, người dân các xóm 3, 4, 5 xã Thanh Đồng (Thanh Chương) thường xuyên phải ra cánh đồng tiếp giáp với xã Thanh Tường đẻ bắt ốc bươu vàng đang gây hại lúa hè thu.

Thanh Chương ốc bươu vàng. Ảnh: Trần Đình Hà
Ốc bươu vàng được bắt bằng tay là an toàn, hiệu quả nhất. Ảnh:  Đình Hà

Theo Ông Tỵ ở xóm 3, xã Thanh Đồng, ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại  rất khó phòng trừ. Kinh nghiệm của ông Tỵ là nên bắt ốc và ổ trứng  vào buổi tối hoặc sáng sớm; đánh rãnh thoát nước cách nhau 10 - 15m để ốc bươu vàng tập trung vào rãnh, hoặc đóng cọc xung quanh bờ cho ốc đẻ trứng bám vào để diệt, sau đó thu gom bằng tay.

Hiện nay, tình trạng ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên tất cả các trà lúa ở địa bàn toàn huyện, nhất là các địa phương có diện tích đất trũng thấp, có nước trên ruộng quanh năm. Theo ước tính của phòng Nông nghiệp huyện, diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng lên đến hơn 1.000 ha.

Thanh Chương ốc bươu vàng
 Ông Nguyễn Doãn Tỵ ở xóm 3, xã Thanh Đồng đang tìm bắt ốc bươu vàng. Ảnh: Đình Hà

Bên cạnh ốc bươu vàng, sâu cuốn lá cũng đang  phát triển mạnh ở các xã Đồng Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Đồng, Xuân Tường… là những địa phương gieo cấy lúa hè thu sớm.

Hiện ở các xã có diện tích cấy sớm đã xuất hiện sâu cuốn lá với mật độ từ 30 - 50 con/m2, cục bộ lên đến 100 con/m2. Đặc điểm của sâu cuốn lá là không nở đồng loạt trên diện rộng mà theo tuổi của các trà lúa nên Trạm Trồng trọt và BVTV huyện thường xuyên cắt cử cán bộ bám nắm cơ sở, theo dõi diễn biến tình hình phối hợp địa phương chỉ đạo bà con phòng trừ kịp thời, hiệu quả. 

* Trước diễn biến bất thường của thời tiết, hiện trên diện tích lúa hè thu ở huyện Nam Đàn đã xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 gây hại.

Theo kết quả khảo sát của Trạm Bảo vệ thực vật Nam Đàn, hiện trên địa bàn toàn huyện đã có hơn 300 ha trên tổng diện tích 6.100 ha lúa hè thu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại, với mật độ phổ biến 30 - 50 con/m2,   có nơi mật độ lên đến hơn 100con/m2. 

Sâu hại trên lúa hè thu
Sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 gây hại trên diện tích lúa hè thu ở huyện Nam Đàn. Ảnh: Thúy Tình

Trạm Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các ban, ngành chức năng trên địa bàn bám sát cơ sở để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện phòng trừ sâu cuốn lá kịp thời.

Hiện nay, bà con nông dân Nam Đàn cũng đang tập trung ra đồng diệt ốc bươu vàng hại lúa.

Đình Hà - Thúy Tình

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.