Ông Kim Jong-il từng tiết lộ với ông Putin thông tin 'độc'

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây tiết lộ cố lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il vào đầu những năm 2000 đã tiết lộ riêng với ông về sự tồn tại của một quả bom hạt nhân tại quốc gia Đông Á này.

Theo hãng tin TASS (Nga), Tổng thống Putin cho biết hôm 4/10: “Năm 2001, khi trên hành trình đến thăm Nhật Bản, tôi đã dừng chân tại Triều Tiên và có cuộc gặp gỡ với phụ thân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Khi đó, ông Kim Jong-il nói với tôi rằng Triều Tiên có một quả bom hạt nhân. Hơn nữa, ông Kim Jong-il cho rằng ở thời điểm đó thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm trong tầm tấn công của hệ thống vũ khí Triều Tiên”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: TASS 
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: TASS 

“Đó là khi nào? Vào năm 2001! Bây giờ là 2017 rồi, Triều Tiên đã sống dưới các lệnh trừng phạt và thay vì một quả bom hạt nhân thì nay họ cóbom nhiệt hạch”, ông Putin bổ sung.

Nhà lãnh đạo Nga nhận định: “Tuy nhiên, một tuần sau đó đã có quyết định đóng băng các tài khoản của ngân hàng Triều Tiên bởi ai đó cảm thấy rằng giao ước mà Triều Tiên gánh vác là chưa đủ và Bình Nhưỡng nên thực hiện nhiều điều hơn. Nhưng đó chính xác là những gì họ đã đồng ý. Lý do nào cho việc khiêu khích họ? Triều Tiên đã ngay lập tức rút khỏi mọi thỏa thuận và bắt đầu phát triển chương trình hạt nhân”.
Tổng thống Putin khẳng định ông không có quyền đánh giá sách lược của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đối với Triều Tiên nhưng tất cả các bên nên hạ giọng khiêu khích và tìm đường cho đối thoại trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên, cũng như giữa Triều Tiên và các quốc gia khác trong khu vực.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng phía lấy sức mạnh để nói chuyện với Triều Tiên chỉ góp phần tăng sức mạnh cho chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Khi nhận được câu hỏi liệu Moskva có lo lắng về các cuộc thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, ông Putin trả lời: “Chúng tôi có chung đường biên giới với Triều Tiên. Một bãi thử hạt nhân tại Triều Tiên nằm cách biên giới với Nga 200 km. Đâu là vị trí của Mỹ, đâu là Nga và Triều Tiên? Chúng tôi lo lắng không khác gì các bạn, mà thậm chí còn hơn”.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cho biết Nga không có quan hệ kinh tế thương mại với Triều Tiên. Nhà lãnh đạo 64 tuổi nêu rõ: “Nga cung cấp khoảng 40.000 tấn dầu cho Triều Tiên, còn lại không hề có doanh nghiệp liên kết cung ứng bất cứ hàng hóa gì, chỉ có những công ty nhỏ, những người buôn bán. Đó là chẳng có gì, gần như không gì cả. Không có hợp tác, chẳng có đối thoại và bàn luận”.
Tổng thống Putin cho rằng việc tìm kiếm giải pháp cân bằng qua đối thoại đối về tình hình Triều Tiên là cần thiết và khả thi trong khi những lựa chọn khác là “nguy hiểm”.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.