Ông Kim Jong Un bay sang Singapore: khó khăn về hậu cần

Dù Singapore được đánh giá là một địa điểm thuận tiện cho việc di chuyển của ông Kim Jong Un cho thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhưng với các hạn chế về hậu cần, đó là cả một câu chuyện nhọc nhằn đối với Bình Nhưỡng.
Singapore được đánh giá là một địa điểm lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh: Reuters
Singapore được đánh giá là một địa điểm lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh: Reuters 

Theo như thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuộc gặp Mỹ - Triều sắp tới sẽ được tổ chức tại đảo quốc Singapore vào ngày 12-6. Một trong những lý do được đưa ra cho việc lựa chọn Singapore là bởi quốc gia Đông Nam Á này nằm trong tầm bay của chuyên cơ Triều Tiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cuộc gặp lịch sử này sẽ đặt ra nhiều thách thức về hậu cần cho chính quyền Bình Nhưỡng, trong đó gồm có chiếc máy bay chở ông Kim có từ thời Liên Xô cùng chiếc xe limousine của ông, cũng như dàn nhân viên an ninh đi theo bảo vệ, theo Hãng tin Reuters.

Kể từ khi lên lãnh đạo Triều Tiên hồi năm 2011, ông Kim Jong-un chỉ có chuyến đi nước ngoài duy nhất bằng máy bay mới đây. Đó là chuyến thăm thành phố Đại Liên của Trung Quốc để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7 và 8-5. Tuy nhiên, cần chú ý địa điểm này không nằm quá xa biên giới Trung - Triều.

Ông Kim di chuyển bằng chuyên cơ Ilyushin-62M. Tháp tùng chuyên cơ này là một máy bay vận tải, được cho là để chở chiếc limouse của ông Kim.

"Dường như chuyến đi đến Đại Liên của ông Kim là một cuộc diễn tập (cho chuyến đi tới Singapore)" - ông Andray Abrahamian, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định.
Ảnh; Reuters
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bước xuống chuyên cơ Illyushin-62M sau khi đến thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 7-5 . Ảnh: Reuters

Với khoảng cách 4.700km tính từ sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng, Singapore hoàn toàn nằm trong tầm bay của chiếc Il-62M. Chiếc máy bay thân hẹp với 4 động cơ có từ thời Liên Xô này lần đầu tiên được ra mắt vào thập niên 1970, với tầm bay tối đa là 10.000km.

Tuy nhiên, máy bay vận tải Ilyushin-76 lại không thể bay quá khoảng cách 3.000km mà không dừng lại để nạp liệu, nếu chở theo một khối lượng hàng hóa lớn.

Do đó, máy bay này buộc phải dừng tại một quốc gia khác trên đường đi, chứ không thể bay thẳng tới Singapore cùng chiếc Ilyushin-62M .

Theo Công ty vận hành các chuyến bay chở khách và chở hàng Antarctic Logistics & Expeditions, máy bay Il-76 – vốn được thiết kế để chở máy móc nặng tới các khu vực xa xôi của Liên Xô, đủ lớn để chở một chiếc xe buýt học sinh hoặc 2 container chở hàng.

Tuy nhiên, dòng máy bay vận tải này cũng vướng một số vấn đề về an toàn. Hồi tháng trước, một chiếc máy bay Il-76 đã rơi ở Algeria, khiến 257 người gồm chủ yếu là quân nhân thiệt mạng.

Không như cha mình là cố lãnh đạo Kim Jong Il - người vốn ưa thích di chuyển bằng tàu hỏa trong các chuyến đi nước ngoài, ông Kim Jong Un không e ngại di chuyển bằng máy bay.

Tuy nhiên, di chuyển với khoảng cách xa như vậy sẽ đặt thách thức lớn đáng kể cho việc vận chuyển các thiết bị liên lạc và an ninh, cùng dàn nhân viên hỗ trợ hùng hậu trong suốt quá trình diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh.

Nhân viên an ninh Triều Tiên
Nhân viên an ninh của Triều Tiên tiến hành khử trùng và chống nghe lén trước buổi thượng đỉnh liên Triều hôm 27-4 - Ảnh: Reuters

Lee Yun Keok - một người đào tẩu từng làm việc cho Chính phủ Triều Tiên và hiện đứng đầu Trung tâm thông tin chiến lược Triều Tiên ở Seoul, cho biết đi cùng ông Kim sẽ có vài chục nhân viên an ninh, cùng các trang thiết bị chống nghe lén, khử trùng...

Bên cạnh đó, việc sử dụng một lượng lớn nhiên liệu trong quá trình di chuyển qua lại giữa Bình Nhưỡng và Singapore cũng là thách thức lớn đối với Triều Tiên. Mỗi máy bay của ông Kim sẽ cần khoảng 50 tấn nhiên liệu máy bay cho quá trình di chuyển.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, Trung Quốc - quốc gia chính cung cấp nguồn xăng dầu cho Triều Tiên, xuất khẩu chỉ 3 tấn nhiên liệu máy bay cho Triều Tiên hồi tháng 3 vừa qua. Hai tháng trước đó, con số này không được công bố.

Giới chuyên gia đánh giá với nguồn nhiên liệu nhập hạn chế do áp lực trừng phạt quốc tế, Triều Tiên có thể phải sử dụng nguồn nhiên liệu mà nước này đã dự trữ, vốn cũng để phục vụ chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.