OPEC đương đầu giai đoạn khó khăn nhất

(Baonghean) - Trong một bình luận mới đây, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo đã phải thừa nhận, tổ chức này đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử, khi các nước thành viên đứng trước thách thức phải xây dựng sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng cũng như ổn định thị trường. Nhận định này càng xác đáng khi cuộc họp mới nhất cuối tuần qua tại Vienna, Áo của các quan chức OPEC đã thất bại trong vấn đề này. 

Mới chỉ là tuyên bố

Sau 11 tiếng bàn thảo căng thẳng, quan chức 14 nước thành viên OPEC và 6 quốc gia ngoài khối cuối tuần qua đã thảo luận các chi tiết kế hoạch cụ thể để giảm sản lượng dầu từ 200.000 - 700.000 thùng mỗi ngày, tương đương từ 1-2% để cứu vãn giá dầu thế giới.

Trước khi diễn ra cuộc họp, dư luận lạc quan cho rằng, việc đạt được một thỏa thuận là không quá khó khăn khi mới tháng trước, OPEC đã bất ngờ cùng nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ. Thỏa thuận đạt được lần đầu tiên trong vòng 8 năm, theo đó, các nước OPEC đặt mục tiêu giảm tổng sản lượng xuống còn 32,5 triệu - 33 triệu thùng mỗi ngày.

Cuộc họp các quan chức OPEC và các nước ngoài OPEC đã không thể đạt đượcbất kỳ thỏa thuận hay cam kết giảm sản lượng nào. 	Ảnh: Reuters
Cuộc họp các quan chức OPEC và các nước ngoài OPEC đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận hay cam kết giảm sản lượng nào. Ảnh: Reuters

Thế nhưng, dù dư luận lạc quan và giá dầu vẫn đang là vấn đề sống còn với rất nhiều quốc gia; nhưng cuộc họp các quan chức OPEC diễn ra vừa qua đã thất bại nặng nề. 14 nước thành viên OPEC và 6 quốc gia ngoài khối gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga đã không thể đạt được thỏa thuận và cam kết nào. Trong kế hoạch, 20 nước trong và ngoài OPEC sẽ phối hợp trong việc cắt giảm sản lượng.

Nếu suôn sẻ, những cam kết mới sẽ được chuyển tiếp đến hội nghị cấp Bộ trưởng OPEC sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 tới. Thế nhưng, các dự đoán đều trật hướng. Đồng nghĩa, sự nhất trí về việc giảm sản lượng hồi tháng trước vẫn chỉ là tuyên bố và chưa thể đi vào thực tế. Ngay sau kết quả đáng buồn này, thị trường dầu thô tại Mỹ đã quay đầu giảm giá, lần lượt phá ngưỡng 50 USD/thùng và 49 USD/thùng để về ngưỡng 48 USD/thùng.

Rối từ nội bộ

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân thực tế đã được dự đoán từ trước. Đầu tiên đó là sự phản đối mạnh mẽ nhất của Iraq và Iran. Với Iraq, nước này cho biết đang rất cần nguồn thu từ “vàng đen” để tiếp tục cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Còn với Iran, trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo vừa mở cửa với thế giới, nước này còn đặt ra kỳ vọng 4,2 triệu thùng/ngày. Iran cũng cho rằng, yêu cầu cắt giảm hay đóng băng sản lượng dầu của nước này trong thời điểm hiện nay là thiếu công bằng. Không chỉ vậy, các nước như Libya hay Nigeria cũng đã đòi quyền lợi riêng với lý do xung đột và bất ổn. 

Rõ ràng, trong khi chính nội bộ các nước OPEC còn chưa đạt được sự thống nhất thì các nước ngoài OPEC cũng sẽ đặt ra nhiều nghi vấn. Mặc dù một số quốc gia ngoài OPEC trong đó có Nga vẫn tuyên bố sẵn sàng kiểm soát sản lượng dầu mỏ nhưng đổi lại, các nước thành viên OPEC phải thực hiện cắt giảm sản xuất trước tiên. Đây có thể nói là điều chưa thể với OPEC lúc này. 

“Vàng đen” là nguồn doanh thu sống còn của rất nhiều quốc gia hiện nay.Ảnh: Reuters
“Vàng đen” là nguồn doanh thu sống còn của rất nhiều quốc gia hiện nay. Ảnh: Reuters

Không chỉ chưa có niềm tin, các quốc gia ngoài OPEC còn đặt câu hỏi về một con số chính xác cần phải thống nhất. Bởi trong cuộc họp vừa qua, các thành viên OPEC cũng chưa nhất trí được lượng dầu mỏ mỗi nước sẽ phải cắt giảm và các căn cứ dữ liệu sử dụng để xác định sản lượng.

Diễn biến này là dễ hiểu khi suốt thời gian qua, tất cả các nước kể cả các quốc gia thuộc OPEC đều không chịu giảm sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ. Không ai chịu nhường ai, cung vượt quá cầu đã khiến giá dầu sụt giảm thê thảm suốt mấy năm qua.

Vượt 50 USD/thùng vẫn khó khả thi

Tuy nhiên bên cạnh sự thất vọng, một số ý kiến cho rằng cuộc họp đã có tiến triển nhất định khi đã cho Iran một ngoại lệ trong vấn đề cắt giảm sản lượng, dù chưa rõ số lượng cụ thể. Nhưng dù vậy chắc chắn rằng, các quốc gia khác cũng đang trong tình thế khó khăn như Iraq, Libya hay Nigeria sẽ không dễ dàng thông qua.

Trong khi đó, cuộc đối đầu địa chiến lược giữa hai “trùm dầu mỏ” là Iran và Saudi Arabia tại Trung Đông vẫn đang căng như dây đàn trên nhiều mặt trận. Và việc tăng hay giảm sản lượng dầu đều sẽ mang màu sắc chính trị và ngoại giao.

Trước những diễn biến này, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cảnh báo những hậu quả khôn lường nếu không đạt được kế hoạch cắt giảm sản lượng thời gian tới đây. Tất nhiên cảnh báo là vậy, nhưng mục tiêu khôi phục trở lại mốc 50 USD/thùng và tăng thêm nữa sẽ còn rất khó khăn mới có thể đạt được.

Vào lúc này, thị trường dầu mỏ và dư luận đang dõi theo từng động thái của các nước OPEC và các nước liên quan. Còn các quốc gia đặc biệt như Iran hay Saudi Arabia chắc chắn cũng đang có những tính toán riêng, để vừa có được lợi ích kinh tế vừa không ảnh hưởng các mục tiêu chiến lược. Nhưng có thể thấy, một bước tiến khả quan trong việc đóng băng hay giảm sản lượng trước cuộc họp chính thức của OPEC vào ngày 30/11 tới sẽ khó khả thi.

Phương Hoa 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.