Phải cải cách phương thức quản lý, sử dụng nợ công

(Baonghean.vn) - Trả lời công luận về những thông tin nợ công tăng cao trong những năm gần đây, ngày 22/3/2016, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về những cải cách trong quản lý, sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của nước ngoài. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Trương Hùng Long chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo còn có đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng, Văn phòng Bộ cùng đông đảo các phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí.  

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Ngày 14/2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg, trong đó yêu cầu tăng cường cho vay lại chính quyền địa phương, tăng cường cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông qua cơ quan cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, trong năm 2015, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về hai cơ chế nêu trên.

Bộ Tài chính cho biết: trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), cơ cấu sử dụng trong nước được phân chia như sau: 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương; và 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước. Trong tổng số vốn dành cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát chiếm 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%. Đối với phần vốn để cho vay lại các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước, cho đến nay hầu hết Chính phủ vẫn chịu toàn bộ các rủi ro tín dụng. Cơ quan cho vay lại chỉ có vai trò là ngân hàng phục vụ và hưởng phí dịch vụ.  

Theo Bộ Tài chính, trong các giai đoạn trước, nước ta còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém; nhu cầu huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Trung ương là rất lớn. Khả năng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực này của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, được các tổ chức tài chính quốc tế và các nước song phương cung cấp nguồn vốn ODA với chi phí thấp và thời gian vay dài. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển trong những năm qua đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã thay đổi căn bản. Nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài được tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: giao thông, cầu, cảng, hàng không, năng lượng, cấp thoát nước ... – Cục trưởng Trương Hùng Long khẳng định.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực, cơ chế sử dụng vốn chủ yếu dựa vào cấp phát từ NSNN và Nhà nước chịu rủi ro toàn bộ như hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Trước hết, đó là sự đầu tư dàn trải, chưa thực hiệu quả; tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư còn không ít. Tính hợp lý trong phân bổ nguồn vốn giữa các địa bàn còn bất cập, mức độ tiếp cận nguồn vốn của các địa phương miền núi, khó khăn thường hạn chế hơn các tỉnh, thành phố lớn. Việc duy trì cơ chế mang tính bao cấp từ phía Trung ương trong thời gian dài đã tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.

Kênh Bắc đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp.
Hình minh họa.

Từ những thực tế trên, có những vấn đề đang đặt ra hiện nay và trong một vài năm tới cần được giải quyết. Theo đó, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường, do đó, chỉ có hai lựa chọn cho nguồn vốn ODA đã vay: hoặc chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Cùng với đó, Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi; tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương. Vì vậy, việc tách bạch quyền, nghĩa vụ trong việc vay, trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là cần thiết; đồng thời, tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tính chủ động và hiệu quả sử dụng vốn vay, góp phần quản lý hiệu quả nợ công.

Theo Bộ Tài chính, đối với cho vay lại dự án đầu tư trọng điểm, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, cải cách giá dịch vụ công ích theo đó một số ngành, lĩnh vực cơ sở hạ tầng có khả năng hoàn vốn cao hơn  như: ngành điện, nước, một số dự án hạ tầng giao thông... Vì vậy, để tăng cường hiệu quả dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quan cho vay lại, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay của cơ quan cho vay lại, việc mở rộng cơ chế cơ quan cho vay lại chia sẻ rủi ro với Chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc tín dụng trong cho vay lại.

Từ bối cảnh hiện nay và các tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian, có thể thấy ngay trong giai đoạn hiện tại, nhà nước nên tập trung nguồn vốn ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công trình trọng điểm, thu hẹp phạm vi cấp phát từ NSNN và giảm tính bao cấp của nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài. Đối với các địa phương có tiềm lực tài chính khá, và đặc biệt các địa phương có khả năng điều tiết ngân sách về trung ương thì phải thì phải chia sẻ gánh nặng nợ với ngân sách trung ương thông qua cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương. Đối với các lĩnh vực, các dự án có khả năng hoàn vốn và có khả năng huy động từ các thành phần kinh tế thì phải chuyển dần sang cơ chế thị trường thông qua cơ chế cho vay chịu rủi ro, còn về lâu dài sẽ thực hiện đúng theo cơ chế thị trường. Đồng thời, nhất thiết phải tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng.

Về cơ chế cho vay lại, chính quyền địa phương và cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính cho biết: đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn (vay ODA và vay ưu đãi). 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đối với cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ qua cơ quan cho vay lại, căn cứ tính chất nguồn vốn và mức độ ưu đãi về điều kiện cho vay lại hiện hành, tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của cơ quan cho vay lại được phân định như sau: đối với cho vay lại vốn ODA, trường hợp dự án thuộc danh mục ngành, lĩnh vực hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 tối đa 30%, trường hợp dự án không thuộc danh mục này tối thiểu 30%; đối với cho vay lại vốn ưu đãi, tối thiểu 50%. Mức chênh lệch lãi suất mà các cơ quan cho vay lại hưởng tương ứng các tỉ lệ chịu rủi ro tín dụng nêu trên là tối đa 0,3%/năm, 0,5%/năm, 1%/năm.

Như vậy, ngay từ năm 2016, chính quyền các địa phương đã được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phù hợp với địa phương mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan được trao quyền quyết định về các khoản vay cũng như công tác trả nợ hàng năm.

Sông Hồng

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.