Phó chủ tịch Quốc hội: Nghị trường mở cửa đón cử tri vào xem trực tiếp

Ông Phùng Quốc Hiển cho biết Quốc hội sẽ có nhiều đổi mới trong thời gian tới, cụ thể như: Khuyến khích tranh luận trên hội trường; truyền hình trực tiếp tất cả các phiên làm việc; mở cửa đón cử tri vào quan sát trực tiếp...

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trao đổi về vấn đề này.

- Ông nhìn nhận vấn đề đổi mới hoạt động nghị trường như thế nào?

- Quốc hội Việt Nam từ ngày tổng tuyển cử đầu tiên đến nay có “tuổi đời” 70 năm. So với lịch sử nghị viện thế giới thì chưa phải là dài, ví dụ Quốc hội Anh thành lập từ năm 1707, Quốc hội Nhật Bản năm 1889…, nghĩa là hàng trăm năm.

Chúng ta đổi mới hoạt động nghị trường trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, quan trọng là đúc rút bài học từ các khoá trước để làm sao Quốc hội thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh của mình trên các lĩnh vực: lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt là Quốc hội phải đi đến cùng trong giám sát, để buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm ý chí của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Muốn làm được điều đó, suy cho cùng Quốc hội phải huy động được trí tuệ của các đại biểu, các nhà quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia và toàn dân. Ngoài ra, đổi mới hoạt động nghị trường phải theo hướng công khai, minh bạch, vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân thì dân phải biết.

Ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh Quốc hội phải huy động được trí tuệ của toàn dân. Ảnh: Q.H

Ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh Quốc hội phải huy động được trí tuệ của toàn dân. Ảnh: Q.H

- Với ý tưởng về một nghị trường minh bạch, toà nhà Quốc hội Đức được thiết kế mài vòm trong suốt, cử tri cũng như du khách đến đây đều có thể nhìn thấy phòng họp chính. Ông nghĩ sao về ý tưởng để cử tri Việt Nam cũng có thể vào quan sát các phiên họp của Quốc hội?

- Trong thập niên 1990, Quốc hội cho truyền hình trực tiếp phiên chất vấn đã là một sự đổi mới to lớn, sau đó là truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về kinh tế-xã hội và một số nội dung quan trọng khác. 

Thời gian tới, ngoại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, còn lại sẽ truyền hình trực tiếp tất cả các phiên làm việc của Quốc hội để cử tri theo dõi. Và tất nhiên, Quốc hội sẽ mở cửa đón cử tri vào quan sát các phiên làm việc. Tại sao không? Tất nhiên là cử tri khi vào, ngồi trở tầng trên quan sát xuống hội trường Diên Hồng-phòng họp chính của toà nhà Quốc hội, thì phải đảm bảo an ninh, trật tự.

- Theo ông, để tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội cần tiến hành những công việc cụ thể nào?

- Có rất nhiều công việc phải tiến hành đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài. Một trong những bước quan trọng hiện nay là nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của hội đồng dân tộc và các uỷ ban. Ví dụ, dự án luật Chính phủ trình ra, Quốc hội sẽ xem xét nhưng cơ quan nào sẽ giúp cho Quốc hội thẩm tra và cung cấp các dữ liệu để thảo luận, đó chính là những công việc trong phòng họp của các uỷ ban.

Một việc khác là cải tiến cách thức thảo luận trên nghị trường. Thông thường các đại biểu nêu ý kiến “một chiều”, ít ai trao đổi hay phản biện, trong khi nếu có tranh luận thì mới làm sáng tỏ vấn đề, làm rõ đúng sai.

Quốc hội khuyến khích tranh luận trên hội trường. Ảnh: Giang Huy

Quốc hội khuyến khích tranh luận trên hội trường. Ảnh: Giang Huy

Đại biểu sẽ "giơ biển xin tranh luận"

- Là Phó chủ tịch Quốc hội, trong điều hành các phiên làm việc trên nghị trường ở lĩnh vực ông phụ trách, ông sẽ tạo điều kiện cho đại biểu tranh luận?

- Tất nhiên. Có tranh luận giữa các đại biểu với nhau, giữa đại biểu với thành viên Chính phủ, và các bộ trưởng có quyền trao đổi, giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm, vì không phải cứ đại biểu Quốc hội nói là đúng hết. Tranh luận để làm rõ vấn đề, có thể còn ý kiến khác nhau thì Quốc hội đi đến đồng thuận và thể hiện ý chí đa số bằng biểu quyết. Đây là một vấn đề mà tôi cho hết sức quan trọng. Tranh luận công khai, nói hết ý kiến, đi đến cùng vấn đề, nhưng phải đảm bảo văn hoá nghị trường, văn hoá tranh luận, mang tính xây dựng, ý kiến không vì lợi ích cá nhân.

- Dự kiến, ngoài việc đăng ký phát biểu bằng ấn nút điện tử, đại biểu có thể giơ biểu xin tranh luận. Ông có thể cho biết thêm thông tin về việc này?

- Trong phiên làm việc của Quốc hội, vì nút bấm điện tử như nhau, nên chủ toạ ngồi trên không biết đại biểu đăng ký phát biểu bình thường hay tranh luận. Do vậy, có đề xuất là bên cạnh nút bấm thì thiết kế thêm một tấm biển xin tranh luận.

Hiện Tổng thư ký Quốc hội đã cho làm các tấm biển đó rồi, ghi rõ số ghế ngồi của đại biểu, để khi đại biểu giơ lên chủ toạ sẽ nhận biết đó là người muốn tham gia tranh luận. Trên đoàn chủ tịch trong lúc điều hành phiên họp sẽ hài hoà giữa các phát biểu bình thường và ý kiến tranh luận, sao cho phiên làm việc sâu hơn.

- Lâu nay đại biểu chỉ bấm nút đăng ký phát biểu bình thường, nay thêm phần tranh luận, liệu có ảnh hưởng đến thời gian làm việc của Quốc hội?

- Kỳ họp lần này đã nâng thời gian phát biểu kinh tế-xã hội từ một ngày lên hai ngày, thảo luận về ngân sách trước đây nửa ngày lên một ngày.

Ở đây có một vấn đề, đã là đại biểu Quốc hội thì phải thể hiện chính kiến của mình và được quyền thể hiện chính kiến đó. Nhưng trong phiên họp, tôi đã đăng ký phát biểu mà đến lượt tôi thì hết giờ, giải quyết ra sao? Có thể kéo dài thời gian làm việc được không? Ví dụ phiên làm việc buổi chiều thường kết thúc lúc 17h, nếu quá giờ vẫn còn đại biểu bấm nút, giơ biển thì Quốc hội tiếp tục làm việc cho đến hết ý kiến mới nghỉ.

Hiện còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề trên. Ở nhiều nước, Quốc hội họp đến 11h, 12h đêm là bình thường. Ví dụ tôi vừa đi Phần Lan, Quốc hội chuẩn bị thông qua nghị quyết về ngân sách, họp từ 9h sáng, dự kiến đến 10h đêm mới xong.

Hỏi tại sao lâu vậy thì họ giải thích nội dung này “chắc chắn là bàn bạc nhiều, họp đến bao giờ hết ý kiến thì thôi”. Nghĩa là họp đến hết việc chứ không phải hết giờ. Quốc hội có thể nghỉ sớm hoặc nghỉ muộn, điều quan trọng là các công việc đặt lên bàn nghị sự được giải quyết triệt để, đi đến thống nhất cao.

Theo VNE

tin mới

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với số tiền hơn 356 tỷ đồng theo từng lĩnh vực.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn)- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung ký công điện yêu cầu người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan đến dự kiến đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở các địa phương hiện nay. Vậy, đặt tên như thế nào đảm bảo phù hợp là việc cần phải được nghiên cứu bài bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

(Baonghean.vn) - Từ ngày 9-10/4, Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An do đồng chí Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay tới Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào tại tỉnh Khăm Muộn.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở NN&PTNT; Các đoàn công tác tỉnh Nghệ An thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay; công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ… là những thông tin nổi bật ngày 10/4.

Giao Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 lao động trên tàu Kiểm ngư

Giao Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 lao động trên tàu Kiểm ngư

(Baonghean.vn) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của 10 lao động trên tàu Kiểm ngư tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào chiều 10/4. Cùng tham dự có đại diện các sở, ban, ngành liên quan.