Cứu doanh nghiệp - nhìn từ chính sách kinh tế vĩ mô
(Baonghean) - Báo Nghệ An số 9015, 9016 ngày 23, 24 tháng 4/2012 có đăng loạt bài "Hàng loạt doanh nghiệpngừng hoạt động". Bài báo đã đưa ra con sốđáng lo ngại ở Nghệ An về số doanh nghiệp ngừng hoạt động, đóng mã số thuế hoặc có kê khai thuế nhưng số phát sinh nhỏ hoặc bằng không. Thu ngân sách quý I chỉđạt 20,9% dự toán, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động đã làm một lượng lớn lao động thất nghiệp, không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập quá thấp, không đủ duy trì đời sống bản thân.
Theo số liệu của VCCI, năm 2011 cả nước có 79.000 doanh nghiệp giải thể, tính đến quý II 2012 cả nước có khoảng 200.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, có nhiều doanh nghiệp chấp nhận phá sản theo Luật Phá sản, nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, giám đốc bỏ trốn gây hệ lụy tới hàng triệu người, nhiều doanh nghiệp, cơ quan và ngân hàng.
Thi công Trường Cao đẳng Kinh tế Dầu khí Nghệ An. Ảnh: Công Sáng.
Trong nền kinh tế thị trường, với sựđiều tiết bằng các quy luật vốn có của nó, đó là sựđiều tiết tự nhiên, khách quan, vô hình, sựđiều tiết vô hình này cơ bản tạo động lực cho kinh doanh phát triển, nhưng cũng xuất hiện nhiều khuyết tật cho nền kinh tế và sự phát triển xã hội do nó mang lại. Vì vậy phải có bài tay hữu hình, sựđiều chỉnh của Nhà nước thông qua các chính sách, pháp luật, bộ máy Nhà nước để hướng nền kinh tế theo đúng mục tiêu đã định.Tuy nhiên, vì sựđiều chỉnh và ý muốn của Nhà nước lại mang tính chủ quan nên có thể xảy ra trường hợp, một là ý chí mục tiêu của Nhà nước không phù hợp với yêu cầu của hiện thực khách quan; hai là mục tiêu đã đúng, nhưng phương pháp, biện pháp triển khai thực hiện mục tiêu lại không đúng với quy luật khách quan, và tất nhiên sẽ bị quy luật khách quan phá vỡ.
Trở lại vấn đề doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng trong 2 năm qua có nhiều nguyên nhân, nhưng theo chúng tôi điều cốt yếu nhất là do tác động của một số chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là chính sách tiền tệ, tài khóa, thuế, đầu tư công...
Từ năm 2007 đến 2011, có ba giai đoạn thay đổi về chính sách tiền tệ. (1) Giai đoạn "thắt chặt" 2007 - 2008 nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. (2) Giai đoạn "nới lỏng" từ cuối năm 2008 đến 2010, do việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay, làm cho tốc độ kinh tế phát triển chậm lại, hiện tượng đình đốn sản xuất xuất hiện, tuy chưa rõ rệt như hiện nay.
Đểđảm bảo tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, giai đoạn 2008 đến 2010, Chính phủđã nới lỏng chính sách tiền tệ, có nhiều giải pháp, nhưng giải pháp bằng các gói kích cầu là trọng tâm. Chính phủđã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng gói kích cấu/ tỷ trọng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia), trong đó dành riêng 1 tỷ USD (tương đương hơn 20 ngàn tỷđồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ, giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hóa và tạo việc làm. Đây là cách làm khá độc đáo và sáng tạo nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Tiếp ngày 4/4/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất. Bằng chính sách này, Chính phủđã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn sản xuất, đồng thời mởđầu ra cho các ngân hàng thương mại đang trong tình trạng dư thừa vốn.
Đến đầu năm 2011, tốc độ lạm phát lại tăng cao, để kiểm soát lạm phát, Chính phủđã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, trong đó có các nội dung, (1) "thắt chặt chính sách tiền tệ", (2) "cắt giảm đầu tư công", (3) "thắt chặt chính sách tài khóa". Nghị quyết 11/NQ-CP đã có những tác động tích cực, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Sau 1 năm thực hiện NQ 11/CP, hiện tại tốc độ lạm phát đã được kiềm chế, nhưng đã có nhiều hậu quả, dấu hiệu giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng nhỏ nhưđãnêu trên. Để khả năng khủng hoảng không xuất hiện, hoặc xuất hiện thoáng qua, và cứu doanh nghiệp, theo chúng tôi phải thực hiện điều chỉnh kịp thời một số chính sách kinh tế vĩ mô.
Một là: Đến thời điểm này, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, có thể nói rằng đã hoàn thành cơ bản mục tiêu chống lạm phát. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, mức lạm phát theo tính toán của một số tài liệu, nên cho phép khoảng từ 6 - 7% năm, với mức lạm phát này sẽ có tác dụng kích thích, bôi trơn nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP, do vậy ở giai đoạn này chúng ta cần phải nới lỏng dần về chính sách tiền tệ, đầu tư công và chính sách tài khóa.
Hai là: Chính phủ cần khắc phục việc "thắt chặt" quá nhanh, cũng như "nới lỏng" quá nhanh sẽ tạo ra cú sốc cho nền kinh tế, việc nới lỏng Nghị quyết 11/NQ-CP lần này phải phù hợp và thận trọng, có bước đi hợp lý.
Ba là: Đối với chính sách tiền tệ, nới lỏng nhưng phải quản lý chặt chẽ, chúng ta không "thắt chặt" mà chỉ "quản lý chặt", chỉ có quản lý chặt mới giải quyết hài hòa giữa "thắt chặt" và "nới lỏng". Hiện nay, lãi suất huy động được giảm từ 18% xuống còn 12%, việc làm này nếu được thực hiện cách đây vài năm thì sẽ có hiệu quả cao, và không gây rối loạn tín dụng như thời gian vừa rồi. Việc hạ lãi suất huy động ở 12% hiện nay là hợp lý, cần phải duy trì một thời gian dài, và không nên hạ dưới 10%, vì nếu như vậy sẽ khó huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Tuy nhiên, hiện nay thực tế các ngân hàng vẫn huy động trên mức 14% năm bằng các hình thức khuyến mại, thưởng cho khách hàng, do đó mức cho vay vẫn đang ở mức cao, đây là một hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, nếu Ngân hàng Nhà nước không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì việc hạ lãi suất sẽ không có ý nghĩa trong thực tế. Mặt khác, tuy đã có nới lỏng tín dụng, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn, do chủ yếu các doanh nghiệp vay để trả nợ cũ, do đó ngân hàng hạn chế cho vay, vì vậy nên cho doanh nghiệp kéo dài thời gian nợ cũ, vừa giúp ngân hàng và doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó khăn.
Bốn là: Đối với đầu tư công, nên tiếp tục cho thực hiện đầu tư công ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, cơsở hạ tầng và một số hạng mục khác nếu cần thiết, có thể xem đâylà một trong những gói kích cầu mới, nhưng việc đầu tư phải hiệu quả, không vì mục tiêu kích cầu, giải ngân như góikích cầu năm 2008 - 2010, đã có những hạng mục đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí lớn và tăng nợ công.
Năm là: Tiếp tục giãn thuế, giảm thuế, các khoản tiền thuê đất... trongmột thời gian để tạo cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để trở lại ổn định sản xuất. Tuy nhiên, việc giảm thuế, giãn thuế phải kiểm tra chặt chẽ, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng, chiếm dụng tiền thuếđể thu lãi, làm cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ, thuế bị bóp méo, sản xuất thêm đình đốn. Thực tế có nhiều doanh nghiệp không nộp thuế, không kinh doanh mà dùng tiền thuế và vốn gửi ngân hàng lấy lãi, đây là một nguyên nhân làm cho số tiền huy động của ngân hàng thời gian qua tăng cao và nguy cơ gây lạm phát mới.
Dương Xuân Thao