Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để tháo gỡ vướng mắc
(Baonghean) Sau gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, bên cạnh ưu điểm là thể chế hóa được quan điểm chỉđạo, định hướng đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chứng minh tính đúng đắn, cơ bản phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội đất nước... Tuy vậy, qua thực tế thi hành Luật Đất đai đã xuất hiện một số bất cập, hạn chế và nhất là những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn.
Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) trên cơ sởđánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa IX) đã thống nhất sẽ xem xét để tiếp tục bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai trong thời gian tới.
Nhìn từ Nghệ An, qua gần 10 năm thi hành Luật Đất đai 2003, mặc dù kết quảđạt được là rất đáng khích lệ nhưng đã xuất hiện một số tồn tại, như: Luật Đất đai cũng như Nghịđịnh hướng dẫn thi hành chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp huyện, xã trong việc bố trí kinh phí lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh quy định của Luật Đất đai còn chưa cụ thể như nông dân ở khu vực nông thôn có được giao đất định giá hay không (Nghệ An quy định hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có giấy chứng nhận của Sở LĐ-TB&XH mới được giao đất theo hình thức định giá), một sốđịa phương chưa quan tâm đến giao đất theo hình thức định giá...; nhiều dự án nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng quá 12 tháng không sử dụng, tiến độ thực hiện chậm, sử dụng không hiệu quả, cho thuê lại tùy tiện... Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 gần đây thường xuyên thay đổi, có nhiều điểm mở, quy định cụ thể hơn nhưng chưa điều chỉnh hết các trường hợp sử dụng đất trên thực tế... Trên 70% khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai nhưng quy định pháp luật về giải quyết cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ giải quyết, nhất là ở cấp cơ sở chưa tương xứng. Theo quy định, khiếu nại đối với đất đã có giấy chứng nhận QSD thì khởi kiện ra tòa để xem xét và ngược lại đất chưa có giấy tờ thì UBND các cấp giải quyết, nhưng thực tế không dễ phân định rõ ràng, dẫn đến người dân khởi kiện ra tòa thì tòa trả lại mà khiếu nại đến UBND thì lại hướng dẫn ra tòa.
Cũng tại Hội nghị T.Ư 5 lần này, một trong những thông tin thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân là Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn; Không thừa nhận việc đòi lại đất cũđã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai; không đặt vấn đềđiều chỉnh lại đất nông nghiệp (Nhà nước đã giao cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 1993 theo Nghịđịnh 64/CP) nay đã gần 20 năm đã hết hạn nhưng tiếp tục giao.
Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ có chính sách, biện pháp quyết liệt để bảo vệ diện tích đất trồng lúa và bảo vệ tài nguyên, môi trường; khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng khác sẽ có chính sách hợp lý, hài hòa, đảm bảo quyền lợi và việc làm cho người bị thu hồi đất.
Nguyễn Hải