Trẻ ngủ với ai để có tính cách "ưu việt" nhất khi lớn lên?

01/05/2016 22:16

Trẻ nhỏ thường thích có người ngủ bên cạnh, nhất là hơi ấm của mẹ. Tuy nhiên, do điều kiện và thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình khác nhau nên việc trẻ ngủ với ai cũng đáng được quan tâm hơn.

Trẻ ngủ cùng ai sẽ gắn bó với người đó hơn

“Do tính chất công việc nên cô con gái của tôi luôn ngủ với bà nội từ nhỏ, bây giờ đã 3 tuổi rưỡi rồi nhưng con bé dỗ thế nào cũng không chịu ngủ với mẹ. Nhiều khi tôi muốn ngủ với con một đêm để mẹ con có thời gian trò chuyện, giao lưu tình cảm mà bé cứ nằng nặc ngủ với bà nội thôi” - chị Ngọc Hà (Gia Lâm - Hà Nội) than thở.

Tình huống của chị Ngọc Hà là bình thường và không phải hiếm gặp. Rất nhiều gia đình khác có trẻ nhỏ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ông bà trong gia đình luôn là thành viên hỗ trợ không nhỏ cho vợ chồng có con nhỏ. Tuy nhiên do bé đã tập thành thói quen ngủ với bà nội nên không thể nhất thời muốn thay đổi là được. Mẹ cần kiên trì rất nhiều để tập lại thói quen mới cho con đồng ý ngủ cùng mẹ. Bạn cần nhẫn nại tăng cường giao lưu tình cảm với con, tinh tế quan sát tính cách và sở thích của con, tạo điều kiện chơi cùng con để “hâm nóng” lại sự khăng khít giữa hai mẹ con.

Trẻ ngủ với ai có thể ảnh hưởng tính cách sau này

Ngủ cùng ai sẽ khiến trẻ sinh ra cảm giác gần gũi với người đó hơn về mặt tâm lý. Do vai trò của bố mẹ và ông bà khác nhau, quan niệm dạy dỗ trẻ nhỏ cũng có sự cách biệt, vì vậy trẻ ngủ với bố mẹ hay ngủ với ông bà có thể dẫn đến sự phát triển nhân cách khác nhau.

Trẻ ngủ với bố mẹ, đặc biệt là mẹ thường có tính cách ưu việt hơn

Khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi thông qua cả một hệ thống phức tạp để cảm nhận cảm giác an toàn đến từ cơ thể mẹ. Sau khi sinh, trẻ càng cần tiếp xúc da thịt với mẹ để tạo lại cảm giác an toàn này khi môi trường bị thay đổi hoàn toàn. Trẻ ngủ với mẹ là thời gian tốt nhất cho sự giao lưu tình cảm hai mẹ con, giúp trẻ được vỗ về, giải tỏa cảm giác cô độc, lo lắng, sợ hãi. Vì vậy, cho dù ông bà chăm sóc chu đáo hay bảo mẫu chuyên nghiệp thế nào cũng không thay thế được sự có mặt của mẹ bên cạnh trẻ trong giấc ngủ.

Tuy nhiên cần chú ý, mẹ có thể thông qua việc cho con bú để tăng cường tiếp xúc với trẻ nhưng chỉ nên cố gắng “chung phòng” trong quá trình chăm sóc, hạn chế ngủ cùng giường với trẻ để tránh tình trạng người lớn trong lúc ngủ bất cẩn “chèn ép” phải bé, chỉ cần có mẹ ở cùng phòng là có thể chăm nom bé an toàn. Đợi khi trẻ khoảng 5 tuổi, bạn có thể suy nghĩ đến việc cho trẻ ngủ phòng riêng để hạn chế trẻ dậy thì sớm và tính độc lập kém.

Trẻ ngủ với người lớn tuổi có thể ảnh hưởng sự phát triển tính cách và trí não

Ông bà, những người lớn tuổi trong gia đình thường có chức năng hô hấp kém đi do quá trình thoái hóa. Đặc biệt vào ban đêm, người già càng cần lượng không khí trong lành để hấp thu đủ oxi, nếu trẻ ngủ cùng sẽ bị “ép” phải hít vào một lượng lớn khí thải ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và sự phát dục của trí não. Đương nhiên, điều này không có nghĩa là nói trẻ không được sinh hoạt chung với ông bà. Ban ngày, ông bà vẫn là người giúp đỡ đắc lực trong quá trình chăm sóc, chơi đùa cùng trẻ, chỉ cần buổi tối cố gắng hạn chế cho trẻ ngủ cùng là được.

Không nên cho trẻ ngủ riêng quá sớm

Trẻ nhỏ sẽ luôn có cảm giác ỷ lại vào bố mẹ, vì vậy ngủ bên cạnh mẹ chính là nơi vững chãi, an toàn nhất đối với trẻ. Nếu cho trẻ ngủ riêng quá sớm dễ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn trong tâm lý, sinh ra cảm giác bất mãn, dễ xuất hiện các thói quen “tự trấn an” như cắn chăn màn, mút ngón tay, quẫy đạp v.v… Các hành vi không tốt và mang tính “gây nghiện” này có thể bất lợi cho sức khỏe tâm lý ở trẻ sau khi trưởng thành. Sau 3 tuổi, trẻ mới dần dần tự ý thức, lúc này bạn có thể cân nhắc cho trẻ ngủ phòng riêng.

Theo PN và GĐ

TIN LIÊN QUAN