Tân Kỳ lúng túng trong quy hoạch trồng sắn nguyên liệu
Mặc dù Tân Kỳ được tỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn gần 500 ha nhưng tính đến nay diện tích sắn toàn huyện đã lên gần 1.500 ha. Cây sắn được trồng xen trong các loại cây công nghiệp, hoặc phá bỏ cây lâm nghiệp để trồng sắn khá phổ biến. Việc phát triển diện tích sắn theo hình thức tự phát tại các địa phương đang gây lúng túng trong quy hoạch vùng nguyên liệu sắn của huyện.
(Baonghean.vn). Mặc dù Tân Kỳđược tỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn gần 500 ha nhưng tính đến nay diện tích sắn toàn huyện đã lên gần 1.500 ha. Cây sắn được trồng xen trong các loại cây công nghiệp, hoặc phá bỏ cây lâm nghiệp để trồng sắn khá phổ biến. Việc phát triển diện tích sắn theo hình thức tự phát tại các địa phương đang gây lúng túng trong quy hoạch vùng nguyên liệu sắn của huyện.
Dọc theo các xã trên đường Hồ Chí Minh , từ Nghĩa Hành, Tân Hương từng đồi sắn nối dài. Sắn được nông dân trồng nhiều trên các chân đồi, khu vườn, thậm chí trong các khu vườn ươm cây giống, rừng keo. Anh Đậu Quang Cường, xóm 8, Nghĩa Hành, cho biết: Năm 2006, anh nhận khoanh nuôi bảo vệ 40 ha đất rừng của một hộ trong xã. Năm 2008, anh đã trồng trên 20 ha keo giống.
Nông dân Tân Hương trồng sắn trên đất đồi rừng.
Năm 2010 nhận thấy trồngsắn nguyên liệu nhanh có thu nhập, tôi đã thuê người cắt bỏ hết diện tích keo gần 2 năm tuổi chuyển sang trồng sắn. Đến nay, tôi đã có trên 40 ha sắn. Anh Cường làm phép tính: chi phí trồng 1 ha keo mất gần 10 triệu đồng, nếu trồng sắn thì đầu tư cũng bằng trồng keo nhưng trồng keo 6 năm mới có thu hoạch, trồng sắn thu hoạch năm một, lãi 10 triệu đồng/ha. Như vậy, lợi nhuận hấp dẫn từ trồng sắn nguyên liệu đang thực sự làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân ngay trên những diện tích dành cho quy hoạch trồng rừng. Nhiều hộ nông dân Nghĩa Hành, Tân Hương còn chia sẻ "trồng cây lâm nghiệp lâu thu hoạch, trong khi trồng sắn lợi nhuận thấy được trước mắt, lại có đầu ra".
Ông Ngô Xuân Châu- Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương, cho biết: Trong chủ trương, xã chỉđạo bà con chuyển đổi trồng sắn trên diện tích đồi có độ dốc dưới 15 độ, mỗi năm thực hiện trồng gần 100 ha sắn. Song thực tế nhiều hộđã phá rừng để trồng sắn. Tính đến nay diện tích sắn toàn xãđã lên đến gần 200 ha.
Trước đây, cây sắn đóng vai trò là cây lương thực quan trọng trong đời sống của bà con nông dân huyện Tân Kỳ. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện năm 2004 đã xác định phát triển cây sắn trở thành cây hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho Nhàmáy tinh bột sắn Yên Thành theo đúng hướng chỉđạo của tỉnh. Theo đó, sắn đã được đưa vào trồng tại hầu khắp các xã có đất rừng, ởđộ dốc phù hợp trong toàn huyện.
Ông Nguyễn Bá Thức- Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tân Kỳ, nhấn mạnh: cây sắn không nằm trong hướng ưu tiên phát triển quy hoạch bền vững tại Tân Kỳ. Theo đề án được huyện phê duyệt năm 2004, Tân Kỳ chỉđạo phát triển trồng sắn tại 21 xã có rừng, tập trung phần lớn tại vùng Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Hợp. Tuy nhiên những năm qua diện tích sắn đã vượt quá chỉ tiêu được quy hoạch, nguyên nhân phần nhiều sắn được bà con trồng xen trong diện tích rừng nguyên liệu ở mấy năm đầu.
Việc phát triển trồng sắn như thế nào cho hợp quy hoạchphụ thuộc nhiều vào điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong từng xã. Về lâu dài, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện, Tân Kỳ sẽ tăng cường giải pháp chỉđạo tập trung, nhất là các địa phương có đất rừng nhiều, để cây sắn phát triển đúng hướng, phù hợp với điều kiện địa phương và đúng quy hoạch.
Lương Mai