Bài 2: Cần giải pháp đồng bộ, quyết liệt
(Baonghean) - Năm 2005, HĐND tỉnh có Nghị quyết số 122/2005/NQ-HĐND, tiếp đó, UBND tỉnh có Quyết định 105 về một số chính sách Dân số/KHHGĐ đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong toàn xã hội về công tác dân số. Tuy nhiên, trước những khó khăn và thách thức dân số hiện nay, cần thiết phải có một cơ chế, chính sách mới phù hợp.--> Xem Bài 1: Gia tăng đột biến và mất cân bằng giới tính
Hiệu ứng tích cực từ Nghị quyết
Từ năm 2005, Nghị quyết (NQ) 122 của HĐND tỉnh và Quyết định (QĐ) 105 của UBND tỉnh về chính sách Dân số/KHHGĐđược thực thi đã tạo nên bước chuyển đáng kể trong nhận thức, thu hút sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác Dân số/KHHGĐ. Thanh Chương là huyện điển hình trong thực hiện NQ 122 và QĐ 105.
Theo đó, từ năm 2006, HĐND Thanh Chương đã ban hành NQ 29 về một số chính sách DS/KHHGĐ giai đoạn 2006-2010: chếđộ khen thưởng, xử phạt cụ thể từng đối tượng vi phạm; gắn kết công tác dân số với trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể; chương trình mục tiêu dân sốđược đưa vào kế hoạch hàng năm, từng nhiệm kỳ của HĐND từng xã, thị. Để kịp thời hỗ trợ cho các hoạt động của công tác Dân số-KHHGĐ, 40/40 xã, thịđã xây dựng "Quỹ dân số" bằng các nguồn khác nhau: nhân dân tự nguyện đóng góp, thu từ xử phạt, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, ngân sách xã... Quỹ dân sốđược dùng để chi cho các hoạt động: Hỗ trợ các đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT), mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dân số, hỗ trợ thêm cho cộng tác viên dân số...
Ngoài ra, HĐND huyện còn ban hành quyết nghị về chếđộ khen thưởng cho các đơn vị làm tốt công tác Dân số-KHHGĐ: Tổng kết hàng năm, xóm không có người sinh con thứ ba trở lên được khen và thưởng 500.000đ; 5 năm liên tục xóm không có người sinh con thứ ba trở lên được khen và thưởng 5 triệu đồng... đã tạo động lực, khuyến khích các xóm, mỗi gia đình, mỗi khu dân cư thi đua giữ vững danh hiệu "xóm không có người sinh con thứ ba". Nhờđó, giai đoạn 2006-2011, Thanh Chương duy trì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,8%, giảm sinh con thứ ba xuống còn 15,3%.
Không chỉ có ở Thanh Chương mà trên địa bàn toàn tỉnh, từ nhận thức và cam kết của các cấp ủy đảng, chính quyền đã tạo hiệu ứng mạnh mẽđối với các ngành, các tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực vào công tác dân số. Mỗi tổ chức, đoàn thể, cơ quan, đơn vịđều có chương trình, kế hoạch, mô hình hoạt động riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo sựđồng thuận cao trong nhân dân và sự vào cuộc tích cực, đồng bộ.
Nhờđó, chỉ tiêu về giảm mức sinh, hạ tỷ lệ sinh con thứ ba, chỉ tiêu về sử dụng các BPTT của tỉnh ta đều đạt kế hoạch đề ra. Cụ thểđến năm 2011, tỷ lệ phát triển dân số giảm xuống còn 1,1%, tổng tỷ suất sinh giảm xuống còn 2,48 con/cặp vợ chồng, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trung bình hàng năm giảm từ 1,5-2%/năm... Bên cạnh đó, mức phụ cấp cho cán bộ chuyên trách, CTV dân số ngoài mức hưởng theo chương trình mục tiêu quốc gia thì tỉnh đã có hỗ trợ thêm, giúp những người làm công tác dân sốổn định cuộc sống, tiếp tục bám trụ với nghề.
Tuy nhiên, do chính sách ban hành cách đây 5 năm, nên đến nay đã không còn phù hợp, không còn tác dụng trong khuyến khích thi đua hạn chế mức sinh, làm cho tình trạng bùng phát dân số trong vài năm lại đây ở tỉnh ta đang ở mức báo động.
Cần giải pháp đồng bộ
Trước những thách thức mới về công tác dân số, thời gian qua, Chi cục dân số và các ngành hữu quan đã tổ chức nhiều hội nghị, họp bàn thống nhất và đề xuất các vấn đề về chính sách dân số phù hợp tình hình mới.
Cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉđạo của các cấp các ngành từ tỉnh, huyện đến xã về công tác dân số; Quán triệt công tác dân số phải là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo, quản lí các cấp. Đồng thời, tăng cường mạnh mẽ chiến dịch truyền thông, vận động và cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐở các địa phương có mức sinh cao. Chú trọng quan tâm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi, an toàn nhất với các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và trẻ em. Đồng thời tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao nhận thức của người dân, nhằm thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, đặc biệt là đối với Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân; đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông, tư vấn kế hoạch hoá gia đình có trọng điểm.
Bên cạnh đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch, biện pháp xử lý thật kiên quyết đối với những người sinh con thứ ba trở lên, nhất là cán bộ, công chức và đảng viên. Cần đưa việc sinh con thứ ba thành tiêu chí cơ bản trong xem xét, đánh giá tư cách đảng viên, luân chuyển công tác, không đưa vào quy hoạch cán bộ; không xem xét đề bạt, bổ nhiệm và cách chức. Đối với các đối tượng khác, bắt buộc phải nộp vào quỹ dân sốđịa phương 4-5 triệu đồng/lần vi phạm; không được bình xét hộ nghèo, không được xét các danh hiệu khác. Đối với tập thể, nếu có thành viên vi phạm sinh con thứ ba thì không được công nhận đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị văn hóa... Đồng thời, tăng mức thưởng cho các cá nhân, đơn vị làm tốt công tác dân số nhằm động viên, khuyến khích kịp thời, thỏa đáng, tạo nên phong trào thi đua rộng rãi; trích 0,1-0,2% tổng thu ngân sách tỉnh, huyện đểđầu tư cho các hoạt động Dân số/KHHGĐ.
Đặc biệt, cần củng cố lại tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ: Sớm thực hiện đề án tuyển dụng cán bộ chuyên trách dân số xã, phường thành viên chức y tế theo Thông tư 05/2008/TT-BYT. Điều chỉnh chính sách, chếđộđãi ngộđối với cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số; cần ưu tiên đối với cộng tác viên dân sốở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa - Chi cục trưởng Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh cho biết: "Công tác dân số tỉnh ta hiện nay cho thấy, một số mục tiêu trong chương trình quốc gia dân số vẫn chưa đạt được. Mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số và công tác dân số, để có chủ trương biện pháp thống nhất và hành động thích hợp nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng dân số hiện nay. Qua khảo sát ngẫu nhiên, thăm dò dư luận về chính sách DS/KHHGĐ trong thời kỳ mới ở một số, huyện, thành thị cho thấy, đa số các đối tượng được hỏi đồng tình với dự thảo này. Tin rằng, với sựđồng thuận cao trong cán bộđảng viên và mọi người dân, Nghệ An sẽđạt được mục tiêu chương trình quốc gia về dân số.
(Còn nữa)
Duy Nam