Cân đối số lượng công chức sau tinh giản biên chế

26/11/2015 17:51

(Baonghean.vn) - Chiều 26/11, tiếp tục phiên thường kỳ tháng 11, UBND tỉnh bàn về kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2016; việc đề nghị sửa đổi, bổ sung nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn và việc sửa đổi Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên làm việc.

Toàn cảnh phiên làm việc
Toàn cảnh phiên làm việc.

Mở đầu phiên làm việc lãnh đạo Sở Nội vụ thông báo kết quả sử dụng biên chế công chức,số lượng người làm việc năm 2015. Theo đó, tổng biên chế được HĐND tỉnh được giao là 3.798 người. Trong đó các sở ban ngành cấp tỉnh 2.029 người, các cơ quan cấp huyện 1.769 người. Số cán bộ công chức hiện có so với số biến chế được giao chưa tuyển dụng là 86 biên chế. Biên chế công chức dự phòng cuối năm 2015 là 03 người.

Đồng chí Cao Thị Hiền - Giám đốc Sở Nội vụ thông báo tình hình biên chế trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ thông báo tình hình biên chế trên địa bàn tỉnh.

Trước yêu cầu phải cắt giảm 1,5% số công chức, các sở ban ngành tập trung thảo luận về giải pháp cân đối số lượng công chức tuyển mới và công chức sẽ cắt giảm để đáp ứng chỉ tiêu.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 39 – NQ/TW của Bộ Chính trị, trên địa bàn tỉnh sẽ giảm 42 biên chế. Còn tổng biên chế công chức trong các cơ quan nhà nước năm 2016 là 3.799 người, biên chế công chức dự phòng 43 người.

Đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi về việc cần thiết để ban hành đơn giá xây dựng cơ bản
Đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi về việc cần thiết để ban hành đơn giá xây dựng cơ bản.

Về việc đề nghị công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; đơn giá XDCB (Phần xây dựng, phần lắp đặt, phần khảo sát xây dựng, phần sửa chữa); Đơn giá XDCB chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện; đơn giá XDCB chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp trên địa bàn tỉnh… Theo báo cáo, Sở xây dựng cho rằng việc xây dựng lại đơn giá là cần thiết đề cân đối mức bảng giá chung so với địa bàn cả nước. Hội nghị đã đồng tình với mức đơn giá đề xuất trong dự thảo.

Đồng chí Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất việc sửa đổi các quy định hỗ trợ đầu tư phát triển cây cam, chanh leo.
Đồng chí Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN&PTN đề xuất việc sửa đổi các quy định hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn do Sở NN&PTNT trình bày với mục tiêu khuyến khích phát triển cây cam, quýt giống mới và cây chanh leo. Hội nghị đã đồng tình với mức điều chỉnh hỗ trợ giống cam, quýt giống mới sạch bệnh từ 5.000 – 10.000 đồng/cây. Và hỗ trợ 60% kinh phí mua chế phẩm Compost maker cho các hộ nông dân chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại.

Đồng chí Đậu Văn Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa -Thông tin thể thao đề xuất dự thảo sửa đổi quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng công đức ở các di tích lịch sử văn hóa.
Đồng chí Hồ Mậu Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du Lịch đề xuất dự thảo sửa đổi quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng công đức ở các di tích lịch sử văn hóa.

Về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa thông tin đã giải trình một số điểm mới trong dự thảo như: Quy định phân bổ nguồn công đức cho các di tích được cấp cho các Sở, ban, ngành quản lý tiến tới từng bước tự chủ về quản lý thu và bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Ngoài ra, việc quản lý và điều tiết các nguồn thu cũng được đề cập mới trong dự thảo.

Đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại hội nghị.

Kết luận tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Xuân Đường đồng tình cao với các dự thảo nêu trên, riêng đối với dự thảo Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thì việc điều tiết nguồn quỹ vào thời điểm này cần xem xét tính khả thi, vì vậy nên tăng cường quản lý nguồn thu. Các nguồn quỹ cần nộp vào kho bạc nhà nước, cần phải đảm bảo thu nhập cho những cán bộ phục vụ di tích. Điều quan trọng nhất là việc quản lý, điều tiết làm sao để đáp ứng nhu cầu tâm linh và hút được du khách.

Thanh Nga

TIN LIÊN QUAN