(Baonghean.vn) - Lên với các huyện miền núi Nghệ An, chúng tôi chứng kiến các lớp học ghép ở những điểm trường lẻ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thầy và trò luôn bám lớp, "chinh phục" con chữ...
|
Những lớp học như thế này thường nằm lẫn trong bản làng, được dựng bằng tre nứa, lán gỗ. Trong ảnh là điểm trường bản Pà Khốm, trường Tiểu học Tri Lễ 2, Quế Phong. |
|
Điểm trường Huồi Máy, Tiểu học Cắm Muộn 2, Quế Phong, nằm dưới thung lũng, cạnh con suối Quẹ nước đục ngầu. Cách xa trung tâm xã hơn 20km, đây là được coi là một trong những điểm trường xa xôi khó khăn nhất của cả huyện Quế Phong. Để đến đây, các thầy phải cuốc bộ đường rừng, qua 14 quãng suối gần nửa ngày. |
|
Sáng sớm, các học sinh tới trường, sắp xếp bàn ghế. |
|
Vệ sinh lớp học. |
|
Hái lá cây để xóa sạch bảng trường khi vào học. |
|
Thầy Lô Văn Lan dạy lớp ghép 1+2+3 tại điểm trường Huồi Máy, tổng số học sinh cả 3 lớp là 9 em. |
|
Lớp học với “Sỹ số :1, vắng: 0” chỉ có thể có ở những điểm trường lẻ như thế này. |
|
Dù điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, thiệt thòi hơn nhiều so với các điểm trường chính và các trường học nơi khác, nhưng các thầy cô ở trường lẻ vẫn kiên trì bám trụ để vận động người dân cho con em mình theo đuổi cái chữ. Tâm huyết đó giúp các em lớn lên với tri thức và biết ước mơ... |
|
Bên học Toán, bên làm Tiếng Việt, thầy giáo đóng 2 vai trong cùng 1 lớp học. |
|
Khó khăn là thế nhưng cả cô và trò vẫn miệt mài, say sưa dạy và học. |
|
Những đứa trẻ đến lớp còn thiếu thốn quần áo, sách vở, nhưng niềm vui vẫn bừng sáng trên gương mặt. Niềm vui được đến trường, khát khao được học chữ thúc dục các em đến lớp mỗi ngày. |
|
“Thầy ơi, em viết xong rồi”! |
Hồ Lài