Những tác hại của sữa đậu nành - thứ đồ uống 'gây tranh cãi'

10/04/2016 15:51

Sữa đậu nành là một lựa chọn phổ biến của người phương Tây, cũng là thứ đố uống truyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác.

Trong khi một số người lựa chọn uống nữa đậu nành vì nó không chứa đường lactose hay “cảm giác có lactose”, thì người khác chọn uống sữa đậu nành vì một vài lý do mang tính đạo đức như để bảo vệ động vật hay góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Sữa đậu nành có chứa rất nhiều protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng đàn ông uống nhiều sữa đậu nành hay ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến khi về già.

Nhưng sữa đậu nành không chỉ có vậy. Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng ở châu Âu còn gọi nó là một trong những đồ uống gây tranh cãi nhất thế giới!

Sữa đậu nành. Ảnh minh họa
Sữa đậu nành. Ảnh minh họa

Sữa đậu nành có thể gây rối loạn tuyến nội tiết

Trong sữa đậu nành có chứa số lượng lớn các hợp chất có hoạt tính sinh học- isoflavone. Chúng có thể được coi là nhân tố gây rối loạn nội tiết, là chất có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của các hooc-môn trong cơ thể, làm giảm hoạt động của estrogen (nội tiết tố nữ). Tóm lại, sữa đậu nành có thể làm kích hoạt hoặc cản trở hoạt động của hooc-môn sinh dục nữ và có thể gây rối loạn chức năng tuyến nội tiết.

Tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ

Hợp chất isoflavone có thể làm giảm bớt các triệu chứng khi phụ nữ bược vào thời kỳ mãn kinh cũng như giảm nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ cao tuổi. Tuy nhiên điều đó vẫn đang gây tranh cãi và có nhiều người tin rằng sữa đậu nành đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho con người.

Có một vài nghiên cứu ở động vật cho thấy sữa đậu nành làm tăng khả năng ung thư vú. Cũng có những nghiên cứu ở người cho thấy sữa đậu nành có thể kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của các tế bào tuyến vú. Những tế bào này có khả năng rất lớn trở thành tế bào ung thư.

Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa đậu nành có thể gây ra hiện tượng chậm kinh hay rong kinh ở phụ nữ.

Sữa đậu nành làm tăng khả năng ung thư vú. Ảnh minh họa
Sữa đậu nành làm tăng khả năng ung thư vú. Ảnh minh họa

Có thể làm hỏng “bản lĩnh đàn ông”

Các chuyên gia đã nghiên cứu 99 người đàn ông tới một phòng khám vô sinh. Những người đàn ông uống sữa đậu nành cũng như sử dụng các sản phẩm từ đậu nành trong ít nhất 3 năm, được phát hiện ra có lượng tinh trùng thấp nhất.

Tuy nhiên, có nhiều người cũng tin rằng sữa đậu nành có thể giảm nồng độ kích tố sinh dục nam nhưng hiệu quả của nó đem lại rất yếu và không nhất quán.

Cản trở chức năng tuyến giáp

Inflavone gây ức chế chức năng của enzyme tuyến giáp peroxidase, đây là loại enzyme cần thiết để sản xuất ra các hooc-môn tuyến giáp.

Một nghiên cứu ở 37 người Nhật cho thấy sử dụng 30gram đậu nành trong 3 tháng có thể làm tăng nồng độ hooc-môn kích thích tuyến giáp, một nguyên nhân làm suy yếu chức năng tuyến giáp.

Có nhiều người gặp phải những triệu chứng giảm hoạt động tuyến giáp như chứng mệt mỏi, táo bón, buồn ngủ hay mở rộng tuyến giáp. Các triệu chứng này chấm dứt khi người bệnh ngừng sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra sữa đậu nành có thể không có tác dụng hay gây ra rất ít tác dụng cho chức năng tuyến giáp.

Ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ

Trong một nghiên cứu, những bé gái sử dụng sữa đậu nành có mô tuyến vú nhiều hơn và sớm hơn 2 tuổi so với những bé gái dùng sữa mẹ hoặc sữa ngoài.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những bé gái dùng sữa đậu nành thường dậy thì sớm hơn những bé gái bình thường. Hoặc sử dụng sữa đậu nành có thể kéo dài chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng sự đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt khi trưởng thành.

Rõ ràng, sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Với những phụ nữ không thể cho con bú, các chế độ ăn từ sữa tốt hơn sữa đậu nành.

Những khuyến cáo khi sử dụng sữa đậu nành

-Những phụ nữ mang thai, muốn mang thai, hoặc đang cho con bú không được sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.

-Hạn chế cho trẻ nhỏ sử dụng sữa đậu nành. Và chỉ nên sử dụng khi không còn lựa chọn nào khác.

Theo Gia đình& Xã hội

TIN LIÊN QUAN