Tại sao ở Đức không giới hạn tốc độ nhưng tai nạn giao thông ít?
Tại Đức có tới 62% số đường cao tốc không giới hạn tốc độ. Tốc độ thông thường 180 km/h, nhưng thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những xe vượt lên từ bên cạnh với tốc độ 200 km/h. Tuy nhiên, tại sao lái xe quá nhanh như vậy mà tỷ lệ xảy ra tai nạn xe hơi ở Đức không cao hơn so với các nước khác bị hạn chế tốc độ?
Các nhà khoa học Đức đã từng thực hiện thí nghiệm cho thấy: “Khi lái xe ở tốc độ càng cao, con người càng tập trung hơn vào quan sát, do đó làm giảm xác suất xảy ra tai nạn.” Các con số thống kê của thí nghiệm này có thể nói là cơ sở quan trọng đối với các con đường cao tốc không giới hạn tốc độ của Đức.
Một đường cao tốc tại Đức. Ảnh: Internet |
Bên cạnh đó, còn có những lý do sau đây:
Chất lượng của ô tô
Người Đức rất coi trọng hiệu suất tốc độ cao, tính năng an toàn trong các thiết kế xe hơi, hay về sự nhạy cảm của má phanh khẩn cấp… khiến cho các tính năng của dòng xe Đức trở nên ưu việt vượt trội hẳn so với các thương hiệu xe khác.
Hơn nữa, Đức cũng là quốc gia sở hữu những dòng xe nổi tiếng nhất như Mercedes-Benz, BMW và nhiều dòng nổi tiếng khác. Việc nghiệm thu xe được tiến hành hết sức nghiêm ngặt. Người Đức tuyệt đối tin tưởng vào ngành công nghệ chế tạo xe của chính họ. Vì vậy họ cho rằng việc giới hạn tốc độ đối với những xe hơi có hiệu suất tính năng cao như vậy là một sự xúc phạm lớn.
Chất lượng mặt đường cao tốc
Đức là một trong những nước xây dựng hệ thống đường cao tốc đầu tiên trên thế giới. Do thái độ công nghiệp của người Đức rất nghiêm khắc, chất lượng của mặt đường yêu cầu đòi hỏi phải thật sự xuất sắc. Trái lại, vì cân nhắc đến chi phí và hạn chế về địa hình, những con đường cao tốc trong nước Đức thường xuyên ở trong trạng thái bảo trì là điều rất bình thường.
Ảnh: Internet
Tình hình giao thông
Tại Đức, hầu hết các xe vận tải đều được trang bị động cơ diesel công suất lớn, chủ yếu là các dòng xe như Volvo, Scania AB và nhiều thương hiệu khác có tính an toàn cao. Cộng thêm với việc Đức là nơi có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với những xe có hành vi quá tải (phạt tù 3 tháng).
Chất lượng của tài xế
Ở Đức, người lái xe cần phải trải qua khoá đào tạo nghiêm ngặt mới được cấp giấy phép lái xe.
Ngược lại tại Việt Nam có thể dễ dàng bắt gặp những tài xế “ẩu”, mức độ nắm vững các thao tác khống chế xe đều ở giai đoạn sơ cấp, thậm chí nhiều người có trong tay bằng lái nhưng vẫn không dám lái xe. Đủ các loại tình huống khác như lái sai làn đường, dừng lại đột xuất giữa đường, đột ngột rẽ gấp mới xi nhan… Nếu như đường cao tốc mà không hạn chế tốc độ thì khó mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Tại Đức, 62% đường cao tốc không bị giới hạn tốc độ, 27% đoạn đường giới hạn tốc độ hàng năm, 7% đoạn đường không định kỳ giới hạn tốc độ. Có thể nói về cơ bản đa phần không có giới hạn tốc độ trên đường cao tốc.
Theo inspired.daikynguyenvn.com