(Baonghean.vn) - Làng Hồng Yên và Trường Tiến xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An ngoài nghề đi biển làm muối còn có nghề làm bánh khô (bánh đa) truyền thống. Nghề làm bánh đa là sinh kế của hàng trăm gia đình, là nét văn hóa độc đáo của vùng quê ven biển.
|
Làng Hồng Yên và Trường Tiến được công nhận làng nghề bánh đa vào năm 2012, hiện có khoảng 300 hộ dân ở hai xóm tham gia và sinh sống bằng nghề này. |
|
Làm bánh thủ công truyền thống vẫn được phần lớn bà con làng nghề lưu giữ. |
|
Loại gạo làm bánh là gạo Khang dân, được ngâm 2 -3 tiếng rồi đem xay, sau đó thêm nước ngâm tiếp khoảng 6 tiếng, lắng hết cặn bã lấy phần bột gạo pha thêm nước sao cho bột không quá đặc không quá loãng. |
|
Bánh khô được bỏ thêm muối, tỏi, tiêu, đường khi tráng rắc thêm vừng. |
|
Những phên bánh đa được phơi khô sau khi tráng |
|
Mặc dù là vùng quê biển gắn bó với hoạt động khai thác đánh bắt hải sản nhưng bánh khô mới là sản phẩm làm nên thương hiệu làng nghề của Hồng Yên, Trường Tiến. |
|
Bên cạnh cách làm hoàn toàn thủ công, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy làm bánh giúp tăng năng suất, giảm sức lao động. (Trong ảnh là máy làm bánh của gia đình anh Hoàng Văn Thắng, xóm Hồng Yên. Trước đây làm thủ công anh chị chỉ tráng mỗi ngày hơn 30kg gạo thì nay tráng từ 1 – 2 tạ gạo/ngày). |
|
Hệ thống băng chuyền của máy giúp tăng năng suất lên gấp nhiều lần. |
|
Vượt qua cái nóng nực của ngày hè xứ Nghệ, bà con làng nghề vẫn hằng ngày làm việc bên bếp lửa để kịp hàng cho khách. |
| Sản phẩm bánh khô với vừng vàng. |
|
Bánh khô Hồng Yên, Trường Tiến có mặt khắp các địa phương trong tỉnh và xuất sang thị trường Lào. |
Lan Thái