(Baonghean.vn) - Với đồng bào vùng cao, trước đây cây nỏ được dùng trong săn bắn, trong đánh giặc giữ làng, giữ nước, là biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm. Ngày nay, ngoài ý nghĩa đó, cây nỏ còn trở thành một biểu tượng văn hóa, là dụng cụ thi đấu, một môn thi thể thao "hút" người xem.
|
Trước đây, đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào vùng cao chủ yếu dựa nhiều vào tự nhiên, trong đó săn bắt và hái lượm là hai hoạt động chính do người đàn ông đảm nhận. Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ người con trai đã được truyền đạt lại những kinh nghiệm săn bắt, từ cách xem vết chân thú, ngửi mùi, cách đặt bẫy, làm bẫy và các loại công cụ dùng cho việc săn bắt, trong đó không thể thiếu chiếc nỏ. |
|
Cây nỏ gồm 5 bộ phận chính là thân nỏ, cánh cung, dây cung, lẫy nỏ và cung tên. Thân nỏ được làm bằng các loại gỗ tốt như gỗ lim, gỗ pơ mu; cánh cúng được làm bằng tre già có độ cứng và độ đàn hồi cao; dây cung là bộ phận rất quan trọng nên khi làm các chàng trai phải đi vào rừng tìm lấy các loại dây rừng về tước lấy vỏ, phơi khô rồi bện thành các sợi làm dây nỏ. Mũi tên chủ yếu được làm bằng tre, nhưng phải là loại tre già mới tạo ra tính sát thương cao. |
|
Ngày nay, khi người dân đã thực sự làm chủ cuộc sống, nhiều mô hình kinh tế đã được bà con gây dựng, phát triển và hơn hết ý thức bảo vệ tự nhiên, bảo vệ chim chóc, muông thú... nên cây nỏ không chỉ còn mang tính sát thương, tiêu diệt mục tiêu như trước, mà trở thành một sản phẩm, một biểu tượng văn hóa của cộng đồng. |
|
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết, đồng bào vùng cao thường tổ chức các cuộc thi bắn nỏ. |
|
Mục đích, ngoài tạo sân chơi còn là dịp để "tôn vinh" những người bắn giỏi nhất |
|
Khác với trước đây, cuộc thi bắn nỏ ngày nay không phân biệt độ tuổi... |
|
... là nam hay nữ |
|
Đáng nói, qua thi thố, người thắng có thêm niềm động viên, kẻ bại cũng không vì thế mà chán cái nỏ, mà chỉ thêm động lực tập luyện để chờ đợt thi sau. Cứ thế, bắn nỏ vừa là môn thi, vừa là hoạt động văn hóa đem đến cho đồng bào vùng cao niềm vui không nhỏ... |
Sách Nguyễn- Quảng An