Sự thật đáng sợ về 5 trào lưu đang khiến giới trẻ phát sốt
(Baonghean.vn) - Kem mây, snack khói, kem than, mỳ cay 7 cấp độ hay đến cả bóng cười... đang là những trào lưu gây sốt trong giới trẻ, đằng sau những trào lưu tưởng như vô hại này có những ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ?
1. Món kem mây, snack khói thời thượng
Nếu như cốc chè thập cẩm hay những cây kem bình thường đã trở nên quá quen thuộc thì giờ đây giới trẻ lại rầm rộ truyền nhau về một loại đồ ăn mát lạnh rất độc đáo mang cái tên rất mỹ miều như bỏng khói hoặc kem mây. Hai món ăn vặt đang khiến giới trẻ thích thú có thành phần nitơ lỏng lại tiềm ẩn nguy hiểm nếu không biết cách dùng.
Kem mây, snack khói là tên gọi hai món ăn có sử dụng nitơ lỏng trong quá trình chế biến khiến món ăn bốc khói, rất bắt mắt. |
Món kem tươi xịt nitơ lỏng cũng đang là trào lưu rất thịnh hành ở các nước phương Tây với tên gọi Liquid Nitrogen Ice Cream. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc bằng cách nào người ta có thể tạo ra món kem vui mắt, vui miệng đến thế?
Món bỏng khói |
“Muốn thưởng thức một cách sành điệu, phải ăn nhanh lúc món ăn còn khói. Vừa ăn kem, vừa phà khói đầy mũi, mồm như hút thuốc nên giới trẻ rất hào hứng”. Giá những món ăn này tương đối mềm, chỉ trong khoảng 25.000 đồng – 30.000 đồng/ly.
Ăn nitơ lỏng có độc hại cho cơ thể không? Nếu loại kem mây và snack khói lạnh khoảng -10 độ C có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều trường hợp có độ lạnh khoảng -20 độ C có thể gây bỏng môi ngay tức khắc. Cần nhớ rằng, bỏng khí nitơ thường bỏng rất sâu.
Nhiều trường hợp có độ lạnh khoảng -20 độ C có thể gây bỏng môi ngay tức khắc |
Theo những bác sỹ hóa học, nhiệt độ của ni-tơ lỏng là khoảng âm 196 độ C và có thể gây bỏng lạnh nếu như tiếp xúc trực tiếp. hiểm nguy hơn khi hít phải khí ni-tơ nồng độ cao đến máu, não bộ sẽ phát một tín hiệu cho haemoglobin (đây là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có thể thu nhập, lưu trữ và giải phóng oxy trong thân thể ) dừng tải oxy làm tim dừng đập. Ni-tơ lỏng có lẽ sẽ được vận dụng phổ thông trong việc chế biến dưỡng chất nhưng nó không hề an toàn.
2. Mỳ cay 7 cấp độ:
Phong trào thử thách ăn mì cay với 7 cấp độ khác nhau, độ cay sẽ tăng dần đến đỉnh điểm là cấp 7. Món ăn này có giá thành từ 35.000 đồng đến 45.000 đồng/ tô. Một số quán thậm chí còn trao thưởng cho người nào ăn được hết tô mì ở cấp 7. Nhiều người chia sẻ hình ảnh việc ăn mì cay cấp độ cao trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, ăn uống quá cay không bao giờ được cho là tốt cho sức khỏe.
Món mỳ cay 7 cấp độ đang gây sốt trong giới trẻ |
Đơn giản là món mì không tốt cho những người có tiền sử mắc bệnh trĩ, bởi ăn cay là một chất kích thích cần hạn chế nếu không muốn bệnh tình nặng thêm. Và thậm chí có nguy cơ tử vong do đột tử vì ăn quá cay kết hợp với thời tiết quá nóng.
Và thực tế đã có nhiều bạn trẻ phải cấp cứu sau khi thưởng thức món mỳ với cấp độ cao, gần đây nhất, một bạn nữ ở Nghệ An đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi thử món mỳ cay cấp độ 7.
Nếu trong trường hợp ăn bị cay quá, hãy dùng các thức uống có sữa sẽ làm giảm được chất cay, còn dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào mà thôi.
3. Kem đen (kem từ than tro dừa)
Một loại kem vừa ra mắt có màu đen, loại kem này hiện đang phát sốt với vị của sữa dừa và được trộn với... tro của vỏ dừa. Loại kem này mang một màu đen tuyền do màu của lớp tro tàn trông không mấy bắt mắt, tuy nhiên chính lớp tro này lại được quảng cáo là có công dụng thanh lọc cơ thể và hỗ trợ cho sức khỏe thực khách.
Kem được tạo ra bằng tro của vỏ dừa trộn với cơm dừa, sữa dừa và kem dừa. |
Vì sự lạ lùng của loại kem này mà những người ghiền kem nhanh chóng gạt sang một bên những que kem đầy màu sắc tươi sáng, rực rỡ mà "chết mê chết mệt" với loại kem "tro dừa" này.
Tuy nhiên loại kem này có một khuyết điểm lớn không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đó là cái giá khá "chát", những 160.000 đồng cho một que kem. Không những thế trước khi các cư dân mạng có cơ hội chụp một tấm "ra môn ra khoai" với que kem thì nó đã... chảy tèm lem ra hết cả.
Không chỉ có thế, những người từng thưởng thức loại kem này còn cảnh báo những người khác rằng sau khi ăn, miệng của bạn sẽ trông như... "một lỗ đen vũ trụ" vậy vì có khả năng răng của bạn sẽ bị ố đi. Nhưng có thể nói dù tốt xấu thế nào đi nữa thì đây cũng là một hiện tượng khá thú vị và các bạn trẻ rất muốn trải nghiệm.
4. Bóng cười
Gần đây, một bộ phận giới trẻ thành phố đang “phát sốt” lên vì một thú chơi mới mang tên “bóng cười”. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó không biết rằng đang tự đầu độc mình.
Giá một quả “bóng cười” không cao, chỉ từ 50.000 đồng – 60.000 đồng/quả. |
“Bóng cười” xâm nhập vào Việt Nam và nhanh chóng được giới trẻ ở một số thành phố lớn, trong đó có Hải Phòng đón nhận như một thú tiêu khiển mới lạ.
Theo tìm hiểu hiện nay, “bóng cười” thường được bán và sử dụng rộng rãi ở một số quán bar, quán karaoke. Số tiền phải bỏ ra để mua 1 quả “bóng cười” không cao, chỉ từ 50.000 đồng – 60.000 đồng/quả. Chính vì giá cả phải chăng nên rất nhiều bạn trẻ dù không phải là “dân chơi” cũng có thể mua và sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Khi hít loại khí trong quả bóng này vào người sẽ có cảm giác lâng lâng, phấn khích, cười ngặt nghẽo cả tiếng đồng hồ. Thấy mặt hàng này mới lạ, “hay hay”, lại không phải hàng cấm, nên nhiều người nhập về vừa để sử dụng trong lúc vui đùa với bạn bè, vừa để bán.
Khi hít vào, khí gây cười sẽ tạo cho "người chơi" cảm giác phấn khích, lâng lâng, quay cuồng, bật cười vô cớ. |
Hiện có khá nhiều người bày bán công khai loại “bóng cười” trên các diễn đàn mạng xã hội, trang web mua bán online... Một số người còn trưng cả ảnh, video hướng dẫn sử dụng cụ thể loại “bóng cười” trên các trang bán hàng online. Theo đó, người chơi chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên.
Cứ như vậy lặp lại khoảng 4-5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh mà không biết tại sao mình cười. Được biết, “bóng cười” cấu tạo giống bóng bay, bên trong chứa một loại khí có tác dụng gây cười, thực chất là khí Nitro oxy (N2O). Khi hít vào, khí gây cười sẽ tạo cho "người chơi" cảm giác phấn khích, lâng lâng, quay cuồng, bật cười vô cớ.
Theo bác sĩ Đào Minh Châu, bệnh viện đại học Y Hải Phòng, N2O là loại khí giảm đau, có vị ngọt nhẹ, không màu. Chất này có thể gây tê, mê toàn thân nhưng không mất tri giác. Sở dĩ gọi N2O là khí cười bởi vì khí này tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh khí N2O sẽ gây rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ bị nhiễm độc và sẽ gây nghiện. Khi hít phải một lượng nhỏ, N2O có thể gây phấn khích, kích động nhẹ, khiến người sử dụng cười “vô cớ”. Tác dụng này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn khiến người chơi phải tiếp tục hít thêm nữa để tăng độ “phê”.
Càng ngày, người chơi càng tích tụ nhiều khí N2O, sẽ gây độc cho cơ thể. Nó sẽ kích thích, thần kinh không còn cảm giác, không hoạt động bình thường, thậm chí gây hôn mê sâu. Về lâu dài nó sẽ dẫn tới rối loạn thần kinh, trong đó có chứng mất trí nhớ.
5. Trào lưu: “Việt Nam - Nói là làm”
Cách đây không lâu, người dùng mạng xã hội Facebook không khỏi bất ngờ vì lời tuyên bố của tài khoản mang tên N.T. trên Facebook cá nhân: "Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem".
Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức anh chàng thực hiện hành động nguy hiểm. Ngay sau đó, mạng xã hội xuất hiện clip nam thanh niên tự tẩm xăng, châm lửa cháy và nhảy xuống sông.
Sự việc chưa dừng lại ở đây khi lời thách thức này bắt đầu một trào lưu mang tên "Nói là làm". Nhiều bạn trẻ liên tục đăng tải những lời tuyên bố với hashtag #noilalam, và "ra giá" số like cần để đăng những bức ảnh hoặc video có nội dung gây sốc, phản cảm.
Một loạt những dòng chữ theo phong trào xuất hiện trên mạng: "Đủ 1.000 like sẽ mặc quần áo con gái đi vòng quận 8", "60 like và 15.000 share sẽ mặc đồ lót nhảy cầu và uống hết một ca nước sông", "Chỉ cần 10 like để phóng cả người và xe xuống cống".
Nhiều cô gái còn thản nhiên câu like bằng những bức ảnh hoặc clip nóng như "20.000 like, 500 share, 1.000 bình luận để xem video lột đồ", "5.000 like thôi sẽ chụp ảnh lộ nguyên vòng một tặng anh em".
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh - giảng viên Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia - bày tỏ ý kiến không ủng hộ với những trào lưu khó hiểu của các bạn trẻ. Thực tế, việc chạy theo trào lưu kéo theo nhiều hệ quả. Đôi khi, các bạn rơi vào tình huống bằng mọi giá phải tìm những hành động mới, lạ hơn người trước để thực hiện.
Thu Phương
TIN LIÊN QUAN |
---|