Sức mạnh súng trường cỡ 20mm của Phần Lan

05/01/2017 10:01

Súng trường 20mm được thiết kế ra để bắn hạ các xe thiết giáp nhẹ của đối phương với uy lực cực kỳ kinh khủng.

Khẩu súng trường 20mm mang tên L39 là một mẫu vũ khí cá nhân chống thiết giáp, khẩu súng được thiết kế bởi Phần Lan vào năm 1939 và có biệt danh là
Khẩu súng trường 20mm mang tên L39 là một mẫu vũ khí cá nhân chống thiết giáp, khẩu súng được thiết kế bởi Phần Lan vào năm 1939 và có biệt danh là "Súng săn voi" khi nó có khả năng bắn xuyên qua các cỗ xe tăng hạng nhẹ thời bấy giờ. (Nguồn ảnh: Sina).
Mục đích của khẩu súng này không nhằm gây hư hại những thiết giáp, tăng hạng nhẹ của đối phương mà khả năng xuyên giáp của nó được sử dụng như một cách triệt hạ kíp lái trong xe. Ở khoảng cách dưới 100 mét súng có thể xuyên qua lớp giáp dày 30mm mà vẫn đủ sức
Mục đích của khẩu súng này không nhằm gây hư hại những thiết giáp, tăng hạng nhẹ của đối phương mà khả năng xuyên giáp của nó được sử dụng như một cách triệt hạ kíp lái trong xe. Ở khoảng cách dưới 100 mét súng có thể xuyên qua lớp giáp dày 30mm mà vẫn đủ sức "xuyên đôi" 2 người ngồi trong xe nếu ngồi thẳng hàng nhau. (Nguồn ảnh: Sina).
Uy lực của viên đạn 20mm khi ra khỏi nòng súng. (Nguồn ảnh: Sina).
Uy lực của viên đạn 20mm khi ra khỏi nòng súng. (Nguồn ảnh: Sina).
Cỡ đạn to khổng lồ của súng trường 20mm (bên phải) khi so với cỡ đạn 12,7 ly bên (bên trái). (Nguồn ảnh: 9gag).
Cỡ đạn to khổng lồ của súng trường 20mm (bên phải) khi so với cỡ đạn 12,7 ly bên (bên trái). (Nguồn ảnh: 9gag).
Vào thời kỳ đầu của thế chiến thứ hai, các loại súng chống tăng cá nhân chưa phát triển mạnh nên việc sử dụng súng trường chống tăng cá nhân là điều bắt buộc và cũng là cách đơn giản nhất để đối phó với các thiết giáp của đối phương. (Nguồn ảnh: Pinterest).
Vào thời kỳ đầu của thế chiến thứ hai, các loại súng chống tăng cá nhân chưa phát triển mạnh nên việc sử dụng súng trường chống tăng cá nhân là điều bắt buộc và cũng là cách đơn giản nhất để đối phó với các thiết giáp của đối phương. (Nguồn ảnh: Pinterest).
Mỗi quốc gia đều cố sản xuất cho riêng mình một loại súng trường chống tăng khác nhau với cỡ đạn tối thiểu phải đạt 12,7 ly cho tới 20 ly. (Nguồn ảnh: WW2zone).
Mỗi quốc gia đều cố sản xuất cho riêng mình một loại súng trường chống tăng khác nhau với cỡ đạn tối thiểu phải đạt 12,7 ly cho tới 20 ly. (Nguồn ảnh: WW2zone).
Tuy nhiên những khẩu súng này thường quá cồng kềnh, có trọng lượng quá nặng nên tốn khá nhiều thời gian để triển khai và không có độ cơ động trên chiến trường nên dễ bị bộ binh tùng thiết của đối phương hạ gục đầu tiên. (Nguồn ảnh: Funnyjunk).
Tuy nhiên, những khẩu súng này thường quá cồng kềnh, có trọng lượng quá nặng nên tốn khá nhiều thời gian để triển khai và không có độ cơ động trên chiến trường nên dễ bị bộ binh tùng thiết của đối phương hạ gục đầu tiên. (Nguồn ảnh: Funnyjunk).
Kèm theo đó, sự phát triển nhanh như vũ bão của xe tăng khi lớp giáp tăng dần lên tới cả trăm milimet khiến cho các mẫu súng này trở nên dần vô dụng, vả lại sự ra đời của các loại súng phóng lựu, súng chống tăng cá nhân cũng đã đặt dấu chấm hết cho loại súng trường nòng dài nổ to này. (Nguồn ảnh: Militaryweapons).
Kèm theo đó, sự phát triển nhanh như vũ bão của xe tăng khi lớp giáp tăng dần lên tới cả trăm milimet khiến cho các mẫu súng này trở nên dần vô dụng, vả lại sự ra đời của các loại súng phóng lựu, súng chống tăng cá nhân cũng đã đặt dấu chấm hết cho loại súng trường nòng dài nổ to này. (Nguồn ảnh: Militaryweapons).

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN