Uy linh đền thờ người họa bài thơ 'Cỗ đầu người'

28/01/2017 18:52

(Baonghean.vn) – Tại vùng non nước mây trời hùng vĩ, điểm tụ hội khí thiêng sông núi Lam Thành, có ngồi đền cổ thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu, người đã họa bài thơ 'Cỗ đầu người' bất hủ.

Nghĩa Vương Nguyễn Biểu được nhân dân nhiều nơi phụng thờ làm Phúc thần. Nơi chúng tôi nói đến, thuộc xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên.
Nghĩa Vương Nguyễn Biểu được nhân dân nhiều nơi phụng thờ làm Phúc thần. Nơi chúng tôi nói đến, thuộc xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Nhật Lân.

Sử sách ghi rằng, Nguyễn Biểu đỗ Thái học sinh cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi nhà Minh xâm lược, ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.

Được biết, ngôi đền này được xây dựng vào triều Nguyễn. Nằm trên núi cao, đường lên đền là những bậc tam cấp ghép đá.
Được biết, ngôi đền này được xây dựng vào triều Nguyễn. Nằm trên núi cao, đường lên đền là những bậc tam cấp ghép đá. Ảnh: Nhật Lân.

Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, xây dựng binh lực. Tướng Minh là Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai.

Tòa thượng điện của Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu.
Tòa thượng điện của Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu. Ảnh: Nhật Lân.
Đền thờ Ngĩa Vương Nguyễn Biểu nhìn từ núi cao.
Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu nhìn từ núi cao xuống, gồm có 3 tòa. Ảnh: Nhật Lân.

Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!", nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ “Cỗ đầu người” khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về.

Nét nổi bật tạo nên sự cổ kính, uy nghiêm ở Đền Thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu hệ thống tam quan.
Nét nổi bật tạo nên sự cổ kính, uy nghiêm ở Đền Thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu hệ thống tam quan. Ảnh: Nhật Lân.
Tam quan Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu (nhìn từ trong đền ra).
Tam quan Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu (nhìn từ trong đền ra). Ảnh: Nhật Lân.

Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ"(có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông: “Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không ???”.

Nghê thờ ở Đền Nghĩa Vương Nguyễn Biểu gồm có 3 loại hình dáng khác nhau.
Những con nghê trên các cột nanh, đầu mái điện thờ cũng góp phần tạo nên sự uy nghi cho đền. Nghê thờ ở Đền Nghĩa Vương Nguyễn Biểu gồm có 3 loại hình dáng khác nhau. Đây là một trong những con nghê chầu ở đầu mái điện thờ. Ảnh: Nhật Lân.
Còn đây là Nghê
Còn đây là Nghê ở một cột nanh tam quan. Ảnh: Nhật Lân.

Sau đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7). Sau cái chết oanh liệt của sứ thần đất Việt, Trương Phụ phải tỏ lòng khâm phục nên đã lấy hậu lễ cho đưa thi hài của ông về an táng tại quê nhà.

Trước cổng tam quan thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu có voi thờ
Voi chầu trước cổng tam quan thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu. Ảnh: Nhật Lân.
Điện thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu.
Điện thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu. Ảnh: Nhật Lân.


Nhân dân vùng đất Nghĩa Liệt xưa chứng kiến sự kiện Nguyễn Biểu đi cầu phong đã lập đền thờ ông. Vua Lê Thái Tổ đã phong ông là “Nghĩa sĩ đại vương”. Nhiều triều đại phong kiến Lê - Nguyễn tiếp tục gia phong và cho xây dựng thêm nhiều ngôi đền tại vùng Nghĩa Liệt để thờ phụng Nghĩa Vương Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu là tấm gương nghĩa liệt, sống mãi với non sông đất nước, với quê hương núi Hồng, sông Lam.

Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu tại xã Hưng Lam, Hưng Nguyên được công nhận là Di tịch lịch sử cấp tỉnh.
Đền thờ Nghĩa Vương Nguyễn Biểu tại xã Hưng Lam, Hưng Nguyên được công nhận là Di tịch lịch sử cấp tỉnh. Từ đường ven sông Lam đi vào chỉ khoảng 2km. Ảnh: Nhật Lân.


Nhật Lân

TIN LIÊN QUAN