Món ngon từ con cáy sông Lam

09/02/2017 10:52

(Baonghean.vn) - Sông Lam đoạn chảy qua Hưng Nguyên gần cửa biển đã cho người dân nơi đây một nguồn lợi tự nhiên độc đáo, trong đó, nguồn con cáy rất dồi dào. Cáy có thể chế biến thành nhiều món, không chỉ là thực phẩm ngon, sạch, mà còn tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm hộ dân vùng cuối nguồn sông Lam.

Cáy có rất nhiều vùng cuối sông Lam thuộc các xã huyện Hưng Nguyên.
Cáy có rất nhiều vùng cuối sông Lam thuộc các xã huyện Hưng Nguyên.

Cáy là con vật sinh sống ở các vùng nước lợ ven sông. Ở Hưng Nguyên, người dân các xã ven sông Lam như Hưng Lợi, Hưng Nhân, Hưng Khánh, Hưng Lam, Hưng Phú… thường đi bắt cáy để cải thiện bữa ăn và kiếm thêm thu nhập.

Thịt cáy chứa nhiều đạm được dùng để chế biến nhiều món ăn, trong đó mắm cáy là món ngon được nhiều người ưa chuộng. Theo kinh nghiệm của chị em phụ nữ vùng ven sông, để làm được một mẻ mắm cáy ngon họ phải chọn bắt cáy vào những ngày tối trăng cáy mới cáy mới chắc, béo, nhiều thịt.

"Cáy bắt về rửa thật sạch, ngâm qua nước muối rồi rửa lại bằng nước đun sôi, sau tách bỏ phần yếm và lưng cho vào cỗi giã nhỏ hoặc dùng cối xay nhuyễn cho nước sôi nguội vào khuấy đều, vắt lấy nước cốt. Ngoài nguyên liệu chính là cáy thì các loại nguyên liệu như riềng, vỏ quýt, gừng, hành tăm, muối rang và thính là những thứ không thể thiếu khi làm mắm cáy”. Chị Đậu Thị Tuất xóm Hồng Lam xã Hưng Lợi chia sẻ.

Cáy được rửa sạch, chế biến thành các món ăn thơm ngon. Ảnh Thanh Tâm
Cáy được rửa sạch, chế biến thành các món ăn thơm ngon. Ảnh Thanh Tâm

Cáy sau khi giã nhỏ lóng lấy nước cốt được trộn với các nguyên liệu theo tỷ lệ 1 kg cáy, 0,4 kg hành tăm, 0,3 kg quýt tươi bóc lấy vỏ, 0,25 kg riêng, 0,25 kg gừng, 0,5 gam bột ớt cay, bột ớt, muối rang và gạo lứt nấu thành cơm phơi khô rang vàng để làm thính.

Các nguyên liệu được xay nhỏ trộn đều với nước cáy ủ trong thời gian từ 20-30 ngày mắm cáy chín có thể đưa ra ăn. Mắm cáy chín có màu nâu cánh gián với mùi thơm nồng vị vừa chua cay dùng để chấm thịt luộc, hành muối, dưa món, măng luộc, rau khoai lang đều rất ngon.

Chị Trần Thị Mười ở xã Hưng Lợi cho biết: “Từ thời ông bà tổ tiên của chúng tôi đã biết bắt cáy và chế biến thành nhiều món ăn và mắm cáy để sử dụng dần. Lúc đầu các sản phẩm chỉ để sử dụng trong gia đình và làm quà biếu về sau nhiều người hỏi mua nen chúng tôi làm thêm để bán”.

» Lúa 'Khâu cầy nọi', đặc sản vùng biên xứ Nghệ

» Bèo tây đã thành đặc sản

mắm cáy. Ảnh Thanh Tâmmắm cáy do hội phụ nữ Hưng Lợi chế biến. Ảnh Thanh Tâm
Mắm cáy do hội phụ nữ Hưng Nguyên chế biến. Mỗi lít mắm cáy hiện có giá bán 300 ngàn đồng.

Mắm cáy Hưng Lợi hiện được sản xuất nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, đầu ra không ổn định, chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Hội phụ nữ và hội nông dân xã Hưng Lợi đã thành lập tổ hợp tác sản xuất mắm cáy để phát huy giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Với lợi thế là xã nằm dọc theo bờ sông Lam ở vùng hạ nguồn nơi thủy triều lên xuống, nước bị nhiễm mặn, nguồn lợi cáy dồi dào nên ở Hưng Lợi có hàng trăm lao động chuyên đi bắt cáy, chế biến mắm cáy. Nếu sản phẩm mắm cáy tiêu thụ mạnh sẽ góp phần khai thác tốt nguồn lợi thủy sản và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch giàu dinh dưỡng, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn.

Thanh Tâm

TIN LIÊN QUAN