Các nước trên thế giới quản lý vỉa hè như thế nào?

12/03/2017 07:11

(Baonghean.vn) - Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều thành phố trên thế giới cũng đau đầu tìm giải pháp lập lại trật tự vỉa hè, đường phố. Nhiều quốc gia đã có quy định chặt chẽ về vỉa hè, trong đó người bán hàng bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh của chính quyền địa phương.

1. Anh

Tháng 4/2016, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” nạn lấn chiếm vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD. Ảnh: BBC.
Tháng 4/2016, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” nạn lấn chiếm vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD. Ảnh: BBC.

2. Trung Quốc

Vào cuối năm 2015, số lượng ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc lên đến khoảng 5,6 triệu chiếc, gây sức ép đến giao thông và trật tự đô thị. Chính quyền thành phố siết chặt hoạt động quản lý, xử phạt hành chính với những xe đỗ trên vỉa hè hoặc làn đường dành cho xe đạp, thậm chí trạm xe buýt. Ảnh: Getty.
Vào cuối năm 2015, số lượng ôtô của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) lên đến khoảng 5,6 triệu chiếc, gây sức ép đến giao thông và trật tự đô thị. Chính quyền thành phố siết chặt hoạt động quản lý, xử phạt hành chính với những xe đỗ trên vỉa hè hoặc làn đường dành cho xe đạp, thậm chí trạm xe buýt. Ảnh: Getty.

3. Canada

Không giống như ở Việt Nam, Canada lại đau đầu giải quyết vấn nạn xe đạp đi trên vỉa hè. Tại thành phố Toronto, Canada, những người trên 14 tuổi được phép đạp xe trên vỉa hè. Người vi phạm phải nộp khoản tiền phạt là 60 USD. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Ontario đưa ra mức phạt lên đến 2.000 USD hoặc phạt tù 6 tháng với những người không tuân thủ luật lệ này. Ảnh: Metronews.
Chính quyền các thành phố ở Canada đang đau đầu giải quyết vấn nạn xe đạp đi trên vỉa hè. Tại thành phố Toronto, Canada, những người trên 14 tuổi được phép đạp xe trên vỉa hè. Người vi phạm phải nộp khoản tiền phạt là 60 USD. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Ontario đưa ra mức phạt lên đến 2.000 USD hoặc phạt tù 6 tháng với những người không tuân thủ luật lệ này. Ảnh: Metronews.

4. Thái Lan

Năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok, Thái Lan phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển. Ảnh: Straitstimes.
Năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok, Thái Lan phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển. Ảnh: Straitstimes.

5. Hàn Quốc

Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề này bởi điều này đồng nghĩa với việc cướp đi
Để đảm bảo "kế sinh nhai" cho một bộ phân dân chúng, năm 2007, chính quyền thành phố Seoul (Hàn Quốc) thành lập nhiều “tuyến phố riêng biệt”, cho phép khoảng 700 người bán hàng rong hoạt động. Ảnh: Epoch Times.

6. Mỹ

Thành phố New York, Mỹ đã biến Quảng trường Thời đại thành khu vực phát triển, sầm uất với những quán hàng ven đường, xe đẩy... Nó thúc đẩy nền kinh tế vỉa hè phát triển lớn mạnh. Các hộ kinh doanh phải nộp 50 USD để có được giấy phép hoạt động. Giới chức thành phố từng đề xuất “thủ tiêu” các gánh bán hàng rong vào năm 1995. Tuy nhiên, họ đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên 130 tuyến phố. Ảnh: Getty.
Thành phố New York, Mỹ đã biến Quảng trường Thời đại thành khu vực phát triển, sầm uất với những quán hàng ven đường, xe đẩy... Nó thúc đẩy nền kinh tế vỉa hè phát triển lớn mạnh. Các hộ kinh doanh phải nộp 50 USD để có được giấy phép hoạt động. Giới chức thành phố từng đề xuất “thủ tiêu” các gánh bán hàng rong vào năm 1995. Tuy nhiên, họ đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên 130 tuyến phố. Ảnh: Getty.

7. Philipines

Còn tại Philippines, với quyết tâm giành lại lối cho người đi bộ, tháng 5/2016 giới chức phát triển đô thị tại Manila (MMDA) tuyên bố khoảng 1.000 người bán hàng rong không được phép buôn bán trên các vỉa hè và lối dành cho người đi bộ trong thành phố. Dù cam kết xử lý mạnh tay, giới chức nước này chỉ tạm thời tịch thu những món đồ của người bán hàng rong bởi đó là
Còn tại Philippines, với quyết tâm giành lại lối cho người đi bộ, tháng 5/2016 giới chức phát triển đô thị tại Manila (MMDA) tuyên bố khoảng 1.000 người bán hàng rong không được phép buôn bán trên các vỉa hè và lối dành cho người đi bộ trong thành phố. Dù cam kết xử lý mạnh tay, giới chức nước này chỉ tạm thời tịch thu những món đồ của người bán hàng rong bởi đó là "miếng cơm manh áo" của họ. Chính quyền khuyến khích người bán hàng rong thuê các gian hàng ở chợ đêm với giá cả phải chăng thay vì bán hàng tràn lan trên đường phố. Ảnh: news.mb.com.ph

8. Singapore

Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế nước này. Đến năm 1996, tất cả người bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép. Họ còn được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Singapore cũng thực hiện chế độ quản lý nghiêm, áp dùng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm lề đường hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Singapore có thể coi là hình mẫu về quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản. Ảnh: Khalzuri/leahbachhuber.com
Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế nước này. Đến năm 1996, tất cả người bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép. Họ còn được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Singapore cũng thực hiện chế độ quản lý nghiêm, áp dùng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm lề đường hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Singapore có thể coi là hình mẫu về quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản. Ảnh: Khalzuri/leahbachhuber.com

9. Pháp

Tại nhiều quốc gia châu Âu, quy định về bán hàng rong trên phố hay mở nhà hàng, quán cà phê trên lề đường được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan. Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là Pháp. Giới chức nước này cho phép các hộ kinh doanh quán cà phê được kê bàn ghế bên ngoài lề đường nhưng phải tuân theo quy định bàn ghế nằm gọn trong mái hiên khoảng 3-6m. Người dân và du khách vẫn vừa có thể nhâm nhi tách cà phê, ngắm đường phố. Có lẽ những quán cà phê ven đường lẽ đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh túy của người Paris. Ảnh: Foodandthefabulous.com
Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là Pháp. Giới chức nước này cho phép các hộ kinh doanh quán cà phê được kê bàn ghế bên ngoài lề đường nhưng phải tuân theo quy định bàn ghế nằm gọn trong mái hiên khoảng 3-6m. Người dân và du khách vẫn vừa có thể nhâm nhi tách cà phê, ngắm đường phố. Có lẽ những quán cà phê ven đường lẽ đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh túy của người Paris. Ảnh: Foodandthefabulous.com

10. Bỉ

Tại Brussels của Bỉ, để được phép kinh doanh trên phố hay không gian công cộng (hay còn gọi kinh doanh lưu động), những người bán hàng phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh lên Liên đoàn Thương mại của thành phố Brussels trực tiếp hoặc gửi thư đăng ký. Ngoài các thông tin chung về chủ kinh doanh, mặt hàng buôn bán, đơn xin giấy phép hoạt động cũng phải nêu rõ đề xuất diện tích mặt bằng kinh doanh. Nếu Liên đoàn Thương mại thành phố chấp thuận, họ mới được phép buôn bán mặt hàng theo đúng thông tin nêu trong đơn. Ảnh: Pinterest.com
Tại Brussels của Bỉ, để được phép kinh doanh trên phố hay không gian công cộng (hay còn gọi kinh doanh lưu động), những người bán hàng phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh lên Liên đoàn Thương mại của thành phố Brussels trực tiếp hoặc gửi thư đăng ký. Ngoài các thông tin chung về chủ kinh doanh, mặt hàng buôn bán, đơn xin giấy phép hoạt động cũng phải nêu rõ đề xuất diện tích mặt bằng kinh doanh. Nếu Liên đoàn Thương mại thành phố chấp thuận, họ mới được phép buôn bán mặt hàng theo đúng thông tin nêu trong đơn. Ảnh: Pinterest.com

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN