Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe

03/04/2017 08:18

Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, chất xơ, đường, lipid, nhiều a-xít amin và các khoáng chất (Ca, P, Fe) tốt cho cơ thể. Khoai sọ được đánh giá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của khoai sọ đối với cơ thể chúng ta.

Nguồn năng lượng

Củ khoai sọ cung cấp nhiều calo hơn cả khoai tây, khoảng 100 gram cung cấp 112 calo. Lượng calorie của khoai sọ chủ yếu đến từ các carbohydrate phức hay gọi là các amylose và amylopectin.

Tuy nhiên, khoai sọ ít chất béo và protein cao hơn so với ngũ cốc và các loại đậu. Mức protein có trong khoai sọ có thể được so sánh với các nguồn thực phẩm nhiệt đới khác như khoai lang, sắn... có thể là một nguồn năng lượng thay thế cho lương thực lúa gạo.

Khoai sọ cung cấp nhiều calo hơn khoai tây. Ảnh: Blogspot.
khoai sọ ít chất béo và protein cao hơn so với ngũ cốc và các loại đậu.

Tốt cho tiêu hóa

Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Đối với một trái tim khỏe mạnh

Khoai sọ cũng cung cấp một số loại khoáng sản quan trọng như kẽm, magiê, đồng, sắt và mangan. Hơn nữa, nó còn chứa hàm lượng kali cao. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.

Giúp ổn định huyết áp

Ngoài tốt cho tim, kali chứa trong khoai sọ rất tuyệt vời để giúp ổn định và giảm huyết áp, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao.

Nhuận tràng, chống táo bón

Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt. Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.

Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt.
Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt.

Chống suy nhược cơ thể

Nhu cầu năng lượng từ gluxit đưa vào cơ thể một ngày nên chiếm 60 – 70% tổng năng lượng. Chính thành phần có chứa nhiều gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể… Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Hỗ trợ viêm thận

Lượng chất xơ có trong khoai sọ không quá nhiều, mà còn chứa photpho, vitamin sẽ là điều kiện tốt cho người bị viêm thận. Có thể dùng bình thường như nấu canh thịt, rau muống, nhưng nên cho gia vị nhạt hơn người bình thường. Bạn cũng có thể dùng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, cho thêm ít đường có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính.

Tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể

Củ khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.

MKhoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày.
Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày.

Chống lão hóa

Khả năng xử lý của các gốc tự do và tái tạo tế bào khi ăn khoai sọ là tuyệt vời và rất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào da. Nó rất hữu ích trong việc chống lão hóa sớm.

Một lưu ý nhỏ là khi ăn nhiều khoai sọ có thể gây ra các triệu chứng của sỏi thận và bệnh gút cũng như các biến chứng sức khỏe khác nếu không được sơ chế tốt, ví dụ như bạn nên luộc khoai sọ trước khi nấu canh hoặc chế biến các món ăn khác, hoặc ngâm qua đêm trước khi nấu ăn, nhằm mục đích làm giảm lượng oxalate.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN