Độc đáo ngôi chùa trong lèn đá ở Nghệ An

30/04/2017 08:38

(Baonghean.vn) - Xã Phúc Thành, huyện Yên Thành là một vùng đất cổ, có nhiều di tích văn hóa lịch sử và danh thắng được du khách thập phương gần xa biết đến. Trong đó có lèn Vũ Kỳ và chùa Thiên Tạo với vẻ đẹp huyền bí được thiên nhiên ban tặng.

Lèn Vũ Kỳ là một nhánh núi đá vôi nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn, tựa hình như lá cờ bay, vững chãi, uy nghi. Bao bọc xung quanh là làng mạc trù phú, ruộng đồng phì nhiêu xanh tốt, tạo nên một bức tranh hùng vĩ, thanh bình, thơ mộng. Được xem là biểu tượng của người dân nơi đây.

Đứng trên lèn có thể bao quát cả một vùng quê, vì thế trong các giai đoạn lịch sử, nơi đây còn là vị trí chiến lược quân sự quan trọng để chống giặc ngoại xâm. Trước đây lèn có diện tích khoảng 25 ha, dài hơn 1 km, gồm 5 đỉnh núi. Xung quanh có rừng cây xanh tốt, với nhiều loài thú sinh sống. Hiện nay lèn còn 4 đỉnh, đỉnh cao nhất gần 80 m; tổng diện tích của lèn là 54 ngàn 246m2.

Lèn Vũ Kỳ là một nhánh núi đá vôi nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn, tựa hình như lá cờ bay, vững chãi, uy nghi.
Lèn Vũ Kỳ là một nhánh núi đá vôi nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn. Ảnh: Thái Dương.
Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng trên các khối đá khổng lồ là sự phong phú của hệ sinh thái và sự đa dạng độc đáo của hệ động, thực vật.
Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng trên các khối đá khổng lồ là sự phong phú của hệ sinh thái và sự đa dạng độc đáo của hệ động, thực vật. Ảnh: Thái Dương

Đặc biệt là nằm sâu trong lòng núi có một hang đá cấu trúc hình nón; cao 24 m, rộng 13,3 m; lòng nền khá bằng phẳng, khô ráo và duy nhất có một cửa nhỏ ra vào ( rộng 1,35m, cao 1,8m) bằng những khối đá chồng lên nhau. Từ thời Nguyễn, người dân đã chọn nơi đây để xây dựng một ngôi chùa, với tên gọi chùa Thiên Tạo để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa gồm có 4 vách đá tự nhiên như một bức tranh nghệ thuật với những vân đá óng ánh. Giữa có một giếng nước tự nhiên, được coi là “ giếng ngọc”. Lòng chùa có nhiều ánh sáng tự nhiên được chiếu từ cửa chính và qua các vách đá tạo một vẻ đẹp huyền bí. Đặc biệt khi có có gió thổi, trong chùa phát ra âm thanh của đá như tiếng trống, tiếng chuông làm thức tỉnh chúng sinh.
Chùa gồm có 4 vách đá tự nhiên như một bức tranh nghệ thuật với những vân đá óng ánh. Giữa chùa có một giếng nước tự nhiên, được coi là “giếng ngọc”. Đặc biệt khi có gió thổi, trong chùa phát ra âm thanh của đá như tiếng trống, tiếng chuông làm thức tỉnh chúng sinh. Ảnh: Thái Dương
Chùa Thiên Tạo là loại hình nghệ thuật đặc biệt, không giống với cấu trúc của các  ngôi chùa thông thường. Nhân dân đã biết tận dụng vào cái sẵn có của tự nhiên để tạo nên một cơ sở sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tinh thần cho con người.
Chùa Thiên Tạo là loại hình nghệ thuật đặc biệt, không giống với cấu trúc của các ngôi chùa thông thường. Nhân dân đã biết tận dụng vào cái sẵn có của tự nhiên để tạo nên một cơ sở sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tinh thần cho con người. Ảnh: Thái Dương
Trên vòm mái là từng cụm nhũ đá buông xuống với muôn hình vạn trạn, đẹp lung linh với các hình thù khác nhau. Khối thì giống như hình hộ pháp; có khối giống như chiếc chuông đồng..v.v. Khi gặp ánh sáng chiếu vào đều tảo rực ánh hào quang như thể hiện quyền năng phật pháp.
Trên vòm mái là từng cụm nhũ đá buông xuống với muôn hình vạn trạng, đẹp lung linh với các hình thù khác nhau. Khối thì giống như hình hộ pháp; có khối giống như chiếc chuông đồng. Ảnh: Thái Dương
Nét độc đáo ở ngôi chùa này có sự hòa quyện giữa tuyệt phẩm của thiên nhiên với sự thanh tịnh; sự lắng đọng của chốn linh thiêng đã tạo cho con người cảm giác bình yên, thư thái. Cứ vào dịp 14 và 15 ( âm lịch) hàng tháng, nhân dân và phật tử thường đến chùa lễ Phật, thể hiện truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa  của địa phương.
Nét độc đáo ở ngôi chùa này có sự hòa quyện giữa tuyệt phẩm của thiên nhiên với sự thanh tịnh; sự lắng đọng của chốn linh thiêng đã tạo cho con người cảm giác bình yên, thư thái. Cứ vào dịp 14 và 15 ( âm lịch) hàng tháng, nhân dân và phật tử thường đến chùa lễ Phật, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Ảnh: Thái Dương

Thái Dương

TIN LIÊN QUAN