(Baonghean.vn)- Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 3, tháng 4 là đến thời điểm trứng kiến nhiều và to nhất. Đây cũng đang là mùa cao điểm săn trứng kiến làm đặc sản của đồng bào miền Tây xứ Nghệ.
|
Gần như các tổ kiến thường ở trên cây cao, người ta thường phải leo lên những cành cây như thế này để tìm tổ kiến, lấy trứng kiến. Ảnh: Đình Tuân. |
|
Theo như kinh nghiệm của anh Vang Văn Dũng ở bản Cây Me xã Thạch Giám (Tương Dương) đi lấy trứng kiến phải chọn hôm nào trời nắng to. Trời nắng khi lấy tổ kiến xuống, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng kiến. Còn đi lấy vào hôm trời không nắng hoặc mưa kiến thường nằm im trong tổ, lúc này công việc lấy trứng kiến sẽ vất vả hơn nhiều. Ảnh: Đình Tuân. |
|
Với những người thường xuyên đi lấy trứng kiến thì nhìn qua họ đã biết tổ kiến đó có nhiều trứng hay không. Tổ kiến nào có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây bị nghiêng xuống, khi đã chặt xuống cầm thấy nặng tay thì y như rằng tổ kiến này sẽ nhiều trứng. Ảnh: Đình Tuân |
|
Còn một mẹo khác để kiến nhanh ra khỏi tổ, dễ lấy trứng thì người thợ săn bẻ cành cây thả vào để kiến bò lên đây, khi kiến bò lên nhiều lại thay cành khác. Ảnh: Đình Tuân |
|
Bà Vi Thị Dung, trú bản Cây Me, xã Thạch Giám, Tương Dương cho hay: Sau khi lấy trứng kiến từ rừng về, người ta sẽ sàng sảy sạch tạp chất trước khi chế biến món ăn. Ảnh: Đình Tuân. |
|
Bà Dung cho biết “ Thời điểm này người dân trong bản đi lấy được nhiều, người thì đưa về ăn, người thì đưa về bán. Hiện tại trứng kiến bán rất chạy, đưa về chừng nào bán được hết chừng đấy. Mỗi bát trứng kiến (loại bát nhỏ) có giá bán 20-30 ngàn đồng” |
|
Ngoài món trứng kiến xào với dưa chuột thì trứng kiến còn chế biết được rất nhiều món như: cuốn lá chuối nướng, nấu canh măng chua, lam trong ống nứa…Ảnh: Đình Tuân |
|
Món trứng kiến không những người dân miền núi mà người dân miền xuôi cũng ưu thích. Khi ăn món này ta có cảm giác trứng kiến vỡ lép bép trong khoang miệng tỏa ra hương thơm dịu, có vị thanh ngọt, béo. Ảnh: Đình Tuân |
|
Ngoài việc lấy trứng kiến về ăn thì bà con còn mang xuống chợ để bán. Ảnh: Đình Tuân |
Đình Tuân