4 cấp độ nhận biết sốt xuất huyết
(Baonghean.vn) - Để tránh được những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, ngay khi có dấu hiệu ở cấp độ 1, bạn nên đi khám ngay để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
» Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Diễn Châu
» Sốt xuất huyết - 9 ngộ nhận dẫn đến hậu quả khôn lường
» Cách phân biệt nhanh 'sốt xuất huyết' và 'sốt rét' để điều trị đúng
Muỗi là nguồn gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Internet |
Cấp độ 1
Triệu chứng điển hình: Sốt cao 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi...
Sốt xuất huyết đang bùng phát, các bạn không nên chủ quan. Ảnh: Internet |
Các dấu hiệu này thường rất dễ nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường nên hay bị bỏ qua, khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong công tác chữa trị. Trong tình hình sốt xuất huyết đang lây lan mạnh như hiện nay, các bạn không nên chủ quan với điều này.
Cấp độ 2
Triệu chứng điển hình: Người bệnh sốt cao, bắt đầu xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ...
Triệu chứng xuất huyết dễ nhận biết hơn khi nó xuất hiện ở da. Ảnh: Internet |
Triệu chứng xuất huyết dễ nhận biết hơn khi nó xuất hiện ở da, nhưng ở một số vùng khó hơn như niêm mạc, lưng, cổ thì khó nhận biết hơn và cũng rất dễ bị bỏ qua. Điều cần làm với mỗi chúng ta là chăm sóc cẩn thận hơn, chú ý quan sát, hiểu cơ thể mình hơn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
Cấp độ 3
Triệu chứng điển hình: Ngoài sốt xuất huyết còn kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹt mạch nhanh, da lạnh, người bứt rứt hoặc vật vã, sốc...
Không chỉ trẻ em mới bị sốt xuất huyết. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần. Ảnh: Internet |
Ở cấp độ 3 này, bệnh đang bắt đầu phát triển tới giai đoạn nặng và nếu không xử lý nhanh, nguy cơ sốc và dẫn tới tử vong là rất cao.
Cấp độ 4
Triệu chứng điển hình: Người bệnh bị sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh, tình trạng vô cùng nghiêm trọng.
Sốt xuất huyết nặng có tỷ lệ tử vong cao do bị sốc. Ảnh: Internet |
Cấp độ 4 chính là cấp độ nặng nhất của bệnh. Khi đó, bệnh đã rất nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng. Tốt nhất, chúng ta không nên để bệnh nặng tới cấp độ này.
Những việc cần làm ngay: - Chú ý ăn uống để tăng sức đề kháng. - Mặc quần áo dài tay khi ra ngoài hoặc đến những khu vực trời tối, ẩm thấp, dễ bị muỗi đốt. - Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng. - Đổ nước thừa, tránh trữ nước vì sẽ trở thành môi trường sống của muỗi. - Mắc màn khi đi ngủ. - Không nên đến vùng có dịch. - Thực hiện các mẹo đuổi muỗi: » Mẹo đuổi muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tại nhà |
Hoa Lê
(Tổng hợp)