Khủng hoảng Qatar là cơ hội cho Tổng thống Trump?
(Baonghean.vn)- Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh hiện nay mang lại cơ hội cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. Về vấn đề này, Nhà Trắng có thể tiến hành cuộc gặp với các đồng minh truyền thống Aran, những nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Từ đó, khủng hoảng vùng Vịnh đem lại cơ hội cho Tổng thống Trump thể hiện quyết tâm và khả năng lãnh đạo trong các nỗ lực của Washington trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chính quyền Đại giáo chủ của Iran.
Phương Tây cần cảnh giác không để Iran được lợi từ khủng hoảng Qatar. Ảnh: Reuters |
Tận dụng cuộc khủng hoảng Qatar, Tổng thống Mỹ được cho lên kế hoạch gây thêm sức ép lên các nước ủng hộ Qatar như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, thúc đẩy mối quan hệ giữa Washington với Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh, và nhấn mạnh Mỹ đã trở lại cuộc chơi sau một thời kỳ rút lui dưới thời chính quyền Tổng thống Obama.
Tổng thống Mỹ gặp Tiểu vương Qatar Al-Thani tại Riyadh. Ảnh: AP |
Để làm được điều đó, Tổng thống Trump phải duy trì cả Qatar và Saudi là các đối tác của Mỹ, với tư cách nước hòa giải chân thành giữa hai quốc gia vùng Vịnh này, hơn là nghiêng quá nhiều về một bên.
Tổng thống Mỹ đã gia tăng sức ép lên Qatar và các đối tác, tuy nhiên phát đi thông điệp không nhất quán từ nội bộ chính quyền Washington- phản ánh mối quan ngại rằng Mỹ không đặt ưu tiên của Riyadh lên trên quyền lợi của chính Mỹ và thiếu vắng một chiến lược Trung Đông mang tính phối hợp rộng lớn hơn. Chính điều này cản trở các nỗ lực của ông Trump trong việc dẫn dắt khu vực này.
Chính sách ngoại giao ép buộc của Tổng thống Trump
Một chiến lược đáng ngạc nhiên và không rõ ràng khi Bộ Ngoại giao Mỹ vội vã kêu gọi đối thoại, với ngôn ngữ ngoại giao quá mềm yếu và khiến các bên thiếu đi sự tôn trọng. Ngày 9/6, Ngoại trưởng Tillerson khẳng định: “Chúng tôi yêu cầu các bên trong khu vực không có thêm hành động leo thang căng thẳng”.
Chỉ ít giờ sau khi ông Tillerson tìm cách hạ nhiệt, Tổng thống Trump lại cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố: “Đất nước Qatar, thật không may, có lịch sử tài trợ khủng bố ở mức cao… Chúng ta phải dừng ngay việc này”.
Tổng thống Mỹ cần cân nhắc việc tái triển khai 10.000 quân Mỹ khỏi căn cứ không quân Al Udeid. Washington phải định hình rõ ràng trong cuộc chiến chống lại IS, nước này không nên để chính mình trở thành con tin hay phụ thuộc vào các nước khác, những nước vốn có lợi ích không song hành với Mỹ.
Mục đích cưỡng ép của ông Trump đã bị làm suy yếu đi bởi sự không nhất quán trong cách hành xử với Doha khi so sánh với Riyadh và các nước khác.
Jon Schanzer, một chuyên gia Trung Đông cho hay: “Qatar là một vấn đề, điều này không thể chối cãi. Đất nước này là nơi trú ẩn cho Hamas, Taliban, các nhóm thánh chiến Syria và hơn nữa. Các nước vùng Vịnh khác chưa thực sự giải quyết vấn đề hỗ trợ tài chính cho chính chủ nghĩa khủng bố ở nước họ. Saudi Arabia, là một ví dụ, hiện vẫn là nơi sản sinh các nhóm Wahhabi cực đoan, và thậm chí Kuwait, một nước thường xuyên loại trừ các quan chức tài trợ khủng bố, lại đóng vai trò trung gian hòa giải”.
Trong khi đó, một số nước trong khu vực khác tận dụng tình hình này. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã ủng hộ Doha theo đuổi lợi ích bá chủ khu vực. Một mặt gia tăng sức ép lên Iran đồng nghĩa mở ra cánh cửa cho những người chống đối ủng hộ dân chủ tại Iran. Mặt khác gia tăng sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ là để bác bỏ dấu ấn của nước này trong xung đột tại Syria.
Một số chuyên gia nhận định chính Tổng thống Trump là mối đe dọa cho Qatar, nhằm gây bất ổn khu vực, ám chỉ chính Washington mới là vấn đề chứ không phải Tehran.
Kết luận lại, Tổng thống Trump cần duy trì khủng hoảng Doha, bởi đây là cơ hội cho một cách tiếp cận song song vừa ngoại giao vừa quân sự. Bước đầu tiên là tổ chức cuộc gặp tại Nhà Trắng với các đồng minh truyền thống Arab, những nước cắt đứt quan hệ với Qatar. Đồng thời thúc đẩy quan hệ với Iran.
Thứ hai, Mỹ cần duy trì quan hệ đối tác với Qatar và Saudi, đóng vai trò trung gian trung thực trong “vụ lục đục đại gia đình này”. Là một đối tác quyền lực nhưng xa cách, Washington ở vị thế hỗ trợ các quốc gia Arab đối đầu giải quyết mâu thuẫn để mang lại lợi ích cho tất cả, bao gồm các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ.
Thứ ba, cân nhắc khả năng tái bố trí hoặc giải tán các lực lượng Mỹ, và nên nhớ rằng Washington sẽ không cho phép các nước chủ nhà vùng Vịnh dẫn dắt chính sách của Mỹ, bằng cách bắt Mỹ làm con tin để tiếp cận và sử dụng các cơ sở quân sự tại các nước bạn bè hoặc đồng minh./.
Lan Hạ
(Theo National Interest)
TIN LIÊN QUAN |
---|