Nghệ An chủ động, tập trung phòng chống áp thấp nhiệt đới

09/10/2017 17:19

(Baonghean.vn) - Chiều ngày 9/10, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh duyên hải ven biển về phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thêm thành bão.

Đồng chí Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo TW chủ trì cuộc họp. Tại điểm cầu Nghệ An, tham dự có đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành.

Cuộc họp nhằm khẩn trương triển khai công điện hỏa tốc số 73/CĐ - TW của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT gửi các tỉnh nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, trong chiều và đêm ngày 09/10, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ và sẽ gây mưa lớn trên đất liền.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh thành phố, các bộ ngành triển khai cấp bách một số nội dung:

Bằng mọi biện pháp thông báo kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi neo đậu hoặc tránh trú an toàn; kiên quyết ngăn chặn, không để các tàu thuyền, phương tiện, lồng bè đang ở nơi neo đậu trú tránh ra khơi trong thời gian có áp thấp nhiệt đới; tuyệt đối không để người dân ở lại lòng bè, chòi canh, tàu thủy.

Chủ động phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, đặc biệt là những đoạn đê, kè đã bị hư hỏng trong bão số 10 vừa qua.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN  tỉnh Nghệ An họp trực tuyến để ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh họp trực tuyến để ứng phó với áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Q.A

Tổ chức sơ tán dân ra khỏi vùng trũng, thấp ven sông suối, khu vực ngoài bãi sông và khu vực có nguy cơ ngập lụt, sát lở trước khi bão đổ bộ. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định việc cho học sinh nghỉ học để hạn chế việc đi lại trong mưa.

Kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, các hồ chưa xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ đã tích đầy nước do địa phương quản lý đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ d

Triển khai tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình bị hư hại do bão số 10 chưa kịp khắc phục; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn và khôi phục sự cố lưới điện và thông tin liên lạc, trước, trong và sau bão.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

a
Áp thấp nhiệt đới đang có khả năng mạnh lên thành bão. Ảnh: Internet

Tại cuộc họp, Cảng vụ Hàng hải Nghệ An đã báo cáo tình hình và công tác triển khai phòng chống áp thấp nhiệt đới tình hình phòng áp thấp nhiệt đới. Theo đó, tổng số tàu biển, phương tiện thủy trong khu vực còn 60 tàu, phương tiện.

Tại khu vực cảng Cửa Lò có 21 tàu hàng, 16 tàu chuyển tại Vissai, 2 tàu thi công nạo vét cảng Vissai, 9 tàu phương tiện, xà lan thi công và khoảng 20 tàu cá đang neo đậu tại thủy điện cảng Cửa Lò. Tại khu vực Cửa Hội - Bến Thủy hiện có 9 tàu hàng và 3 tàu sửa chữa nhà máy.

Cảng vụ Hàng hải Nghệ An đã cấp lệnh điều động các tàu chuyển tải Clinker và các phương tiện thi công công trình tại khu vực Nghi Thiết đi tránh trú ATNĐ trước 14 giờ ngày 9/10/2017.

Thông báo cho 14 tàu biển có trọng tải từ 3.000DWT trở lên neo đậu tại khu vực Hòn Ngư chủ động phòng chống ATNĐ kết hợp gió mùa Đông Bắc. Thông báo cho chủ tàu, đơn vị trục vớt tàu đang bị chìm đắm về diễn biến của ATNĐ và gió mùa Đồng Bắc để có kế hoạch đối phó. Điều động các phương tiện, trang thiết bị tham gia trục vớt đi tránh trú ATNĐ an toàn và tổ chức trực ban 24/7 để nắm bắt diễn biến ATNĐ để chỉ đạo, phối hợp phòng chống kịp thời.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, đến 15 giờ ngày 8/10/2017, qua báo cáo từ các phòng Nông nghiệp/ Kinh tế đến thời điểm hiện tại các xã/phường đã nắm bắt được ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và thông báo để các tàu cá chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại gây ra./.

Quang An

TIN LIÊN QUAN