Đại sứ quán Mỹ đã cấp visa cho học sinh Nghệ An tham dự kỳ thi KHKT Quốc tế
(Baonghean.vn) - Sau ba lần xin cấp visa, sáng nay (8/5), Đại sứ quán Mỹ đã đồng ý cấp visa cho thầy và trò Trường THPT chuyên Phan Bội Châu tham dự kỳ thi KHKT quốc tế.
Thông tin này vừa được thầy giáo Mai Văn Quyền - giáo viên và là người hướng dẫn trực tiếp dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” báo về từ Hà Nội.
Theo đó, sáng nay (8/5), sau lịch hẹn phỏng vấn lần 3, Đại sứ quán Mỹ đã đồng ý cấp visa cho học sinh Mai Nhật Anh và thầy giáo Mai Văn Quyền để tham dự kỳ thi KHKT Quốc tế tại Mỹ.
Qua điện thoại, thầy giáo Mai Văn Quyền bày tỏ sự cảm ơn đến các cơ quan chức năng, các cơ quan truyền thông báo chí thời gian qua đã tích cực hỗ trợ cho thầy và trò nhà trường để việc xin visa được thuận lợi.
Niềm vui của hai thầy trò ngay sau khi có kết quả phỏng vấn. Ảnh: NVCC |
Trước đó, sau khi được trao giải Nhất và được chọn tham dự kỳ thi KHKT Quốc tế tại Mỹ, đoàn học sinh Nghệ An, trong đó có thầy giáo hướng dẫn trực tiếp và 1 học sinh tham gia dự án bị từ chối cấp visa sang Mỹ.
Hiện tại, ngay sau khi có kết quả phỏng vấn, và được đồng ý cấp visa, thầy và trò đã trở lại Nghệ An chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp tục sáng mai (9/5) ra Hà Nội. Theo kế hoạch, ngày 11/5, đoàn sẽ bay sang Mỹ và ngày 13/5 cuộc thi sẽ được chính thức khai mạc.
Những ngày qua, mặc dù bị từ chối nhưng Mai Nhật Anh và Phùng Văn Long vẫn nỗ lực hoàn thiện dự án. Ảnh: Mỹ Hà |
(Baonghean.vn) - Sau nhiều nỗ lực, ngày hôm nay (4/5), Đại sứ quán Mỹ đã có giấy hẹn phỏng vấn lần 3 đối với đoàn giáo viên học sinh Nghệ An tham dự Kỳ thi KHKT quốc tế tại Mỹ. Bộ đã gửi email cho Đại sứ quán Mỹ để hỗ trợ phỏng vấn lần ba học sinh; gửi email cho Ban tổ chức cuộc thi nhờ can thiệp.Đại sứ quán Mỹ hẹn lịch phỏng vấn cấp visa lần 3 với học sinh Nghệ An
Bộ Giáo dục đề nghị Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ visa cho học sinh Nghệ An
Dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” là ý tưởng xuất phát từ thực trạng thiếu nước ngọt ở một số đảo và quần đảo. Ngay tại Nghệ An, nhiều ngư dân đi biển khai thác hải sản dài ngày cũng phải đưa theo nước ngọt từ đất liền, và phải trở về khi hết nước dự trữ.
Dự án của Mai Nhật Anh và Phùng Văn Long dựa trên phương pháp bay hơi và ngưng tụ chất lỏng. Sử dụng năng lượng sóng biển để vận hành hệ thống bơm giảm áp, từ đó làm giảm nhiệt độ sôi của nước biển, giúp tạo thành lượng hơi nước lớn hơn, tăng năng suất của máy.