Xã hộiCác làng nghề ở Nghệ An tất bật vào vụ TếtNhóm P.V • 29/12/2024 06:15Thời điểm này, các làng nghề như sản xuất bánh đa nem, nướng cá, làm miến, làm hương... đang nhộn nhịp, khẩn trương sản xuất các đơn hàng phục vụ Tết.Có mặt tại các cơ sở sản xuất bánh đa nem ở xóm Trường Tiến (xã Ngọc Bích, Diễn Châu) vào thời điểm này, không khí nhộn nhịp đã len vào tận từng ngõ xóm, gia đình. Mỗi người một công đoạn đóng gói, sắp xếp, phơi bánh... để giao cho khách kịp phục vụ thị trường Tết. Ảnh: Thanh HiềnAnh Lương Xuân Hùng (SN 1963) chủ một cơ sở sản xuất bánh đa nem cho biết: Trước đây, gia đình anh sản xuất nhỏ, làm thủ công là chính, vừa làm bánh đa nem, vừa tráng bánh mướt, bánh khô. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, vợ chồng anh quyết định chỉ đầu tư làm bánh đa nem. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện cơ sở sản xuất của anh Hùng đã đầu tư máy xay bột, máy tráng, máy cắt bánh... Ảnh: Mai GiangBánh đa nem được bà con sản xuất với nguyên liệu chính là gạo khang dân, muối, đường. Để sản xuất được bánh đa nem vừa dẻo, vừa thơm, dễ gói, rán vàng, giòn, không cháy, không mềm thì phải có bí quyết làm nghề. Ảnh: Mai GiangCùng với gia đình anh Hùng, ở Trường Tiến hiện có 14 hộ gia đình tham gia sản xuất bánh đa nem. Như gia đình chị Phan Thị Hạnh (SN 1974) làm nghề hơn 10 năm nay. Vào dịp giáp Tết, vợ chồng chị phải thuê thêm nhân công mới kịp các đơn hàng. Ảnh: Mai GiangTrong sản xuất bánh đa nem của người dân Trường Tiến, quy trình phơi bánh rất quan trọng. Bởi nếu trời nắng quá, bánh sẽ bị giòn, dễ gãy, trời ỉu quá bánh không được nắng, sẽ không thơm, chất lượng không đạt. Clip: Thanh HiềnCùng với sản xuất bánh đa nem, xóm Trường Tiến (xã Ngọc Bích) còn có nhiều hộ sản xuất miến gạo truyền thống. Như gia đình chị Phạm Thị Ly (SN 1970) duy trì nghề làm miến gạo truyền thống gần 10 năm nay. Sản phẩm miến của gia đình chị Ly chủ yếu phục vụ khách quen, nên làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Miến gạo cũng là món ăn được nhiều người dân ưa chuộng trong các ngày lễ, Tết. Ảnh: Thanh HiềnNhững ngày này, các cơ sở nướng cá phục vụ Tết ở xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu cũng làm việc hết công suất. Từ sáng đến chiều muộn, hàng chục cơ sở huy động nhân lực phân loại, rửa cá, phơi cá thật ráo rồi mới đem vào nướng. Ảnh: Mai GiangBà Hồ Thị Thắng (SN 1969) chủ cơ sở nướng cá ở xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu cho biết: Dịp Tết gia đình bà nướng mỗi ngày trên dưới 7 tạ cá các loại. Chủ yếu là cá thu, đối, thửng, trích, đốm... phục vụ thị trường các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn. Clip: Thanh HiềnSau khi cá ráo hết nước mới đem vào nướng trên than nóng. Khi nướng cá phải luôn điều chỉnh than cho thật phù hợp với từng loại cá. Miếng cá nướng đạt chuẩn bên ngoài vàng sém, tỏa mùi thơm, khi ăn ngọt, béo. Chị Nguyễn Thị Mai (SN 1973) xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn làm nghề nướng cá hơn 10 năm cho biết: Nghề này rất vất vả, mùa hè thì quá nóng, mùa đông có đỡ hơn nhưng lại làm việc liên tục vì đơn hàng nhiều, nhất là vào vụ Tết, chị Mai làm luôn tay từ 6h sáng đến tối mịt. Ảnh: Mai GiangĐể đem đến cho khách hàng những mẻ cá nướng tươi ngon, thơm phức, là trăn trở của những người làm nghề như chị Mai, như bà Thắng... và biết bao người dân làng nghề ven biển sống nhờ biển, làm giàu từ biển. Mỗi cơ sở thường thuê một thợ nướng cá riêng. Cận Tết, hộ nào cũng tăng ca, thuê khoảng 2-3 thợ về làm cho kịp đơn hàng. Ảnh: Thanh HiềnCùng với các làng nghề truyền thống ở vùng biển, vào dịp này, ngược lên Anh Sơn, có mặt tại các cơ sở làm hương xã Cao Sơn, không khí rất nhộn nhịp, các hộ đang tất bật sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng trong dịp Tết. Sắc màu rực rỡ, mùi thơm ngào ngạt của hương khiến không khí ngày Xuân đang đến rất gần. Ảnh: Thái HiềnLà một trong những người thừa kế nghề làm hương của cha ông để lại, anh Lê Cảnh Hồng ở thôn 9, xã Cao Sơn luôn cố gắng phát huy và duy trì nghề truyền thống này. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Những ngày này không khí làm việc tại cơ sở của gia đình anh Hồng hết sức khẩn trương để kịp hàng Tết. Hòa lẫn trong mùi hương thơm đặc trưng của rễ hương là những tiếng cười nói rộn ràng của những chị em nhân công. Ảnh: Thái HiềnNguyên liệu chính để làm nên chất lượng của hương Cao Sơn là cây rễ hương được bà con tự trồng lấy, chính sự cầu kỳ trong chọn nguyên liệu mà hương ở đây khi thắp lên đều tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, hương cháy đượm, cuộn đẹp và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, vì không có bất cứ thứ hóa chất nào khác. Ảnh: Thái HiềnNhững nén hương thơm thắp lên luôn gợi lên trong ký ức mỗi người những khoảnh khắc sum họp quây quần bên gia đình hay những ngày lễ Tết đầm ấm, an vui. Đó là nét văn hóa truyền thống ngàn đời của người Việt. Tuy đang sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, những người làm hương ở xã Cao Sơn không chỉ mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn, tự tay làm ra, mà đã và đang là những người góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc. Ảnh: Thái Hiền Nhóm P.V