Putin mời Mỹ mua vũ khí siêu thanh Nga

Theo Thùy Dung (baodatviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Putin vừa tiết lộ thông tin gây bất ngờ khi ông đã mời người đồng cấp Mỹ, Donald Trump mua vũ khí siêu thanh do Nga sản xuất.

Theo RIA, phát biểu tại Diễn đàn Kinh Tế Phương Đông tổ chức tại Nga, Tổng thống Putin ngày 5/9 tiết lộ, trong một cuộc điện đàm gần đây, ông đã mời Tổng thống Trump mua một trong những vũ khí siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân mà Moscow đang phát triển để khỏa lấp khoảng cách giữa 2 nước trong phân khúc vũ khí tốc độ cao.

"Tôi đã nói với ông Donald: Nếu Mỹ muốn vũ khí siêu thanh Nga, chúng tôi sẽ bán. Như vậy chúng ta sẽ cân bằng mọi thứ ngay lập tức", Tổng thống Putin nói và cho biết thêm rằng, Tổng thống Trump đã từ chối lời đề nghị này và nói Mỹ đang tự phát triển vũ khí riêng cho mình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tháng 6. Ảnh: SPUTNIK
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tháng 6. Ảnh: Sputnik

Cùng với thông tin từ ông Trump, ngày 5/9, Lầu Năm góc cũng đã ra thông báo cho biết, nhà thầu Dynetics Technical Solutions đã nhận được hợp đồng trị giá 351,6 triệu USD để chế tạo lô vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB) đầu tiên.

Theo yêu cầu, công ty này sẽ phải sản xuất ít nhất 20 đầu đạn siêu vượt âm C-HGB cung cấp cho hải-lục-không quân Mỹ và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do Lầu Năm góc đề ra.

Cùng với đó, Lầu Năm góc phối hợp với Lockheed Martin phát triển dòng tên lửa siêu vượt âm mới  Long-Range Hypersonic Weapon (LRHW) với gói hợp đồng trị giá hơn 400 triệu USD để mang và phóng C-HGB.

Quyết tâm của Mỹ với vũ khí siêu thanh đã khá rõ ràng nhưng theo nhận định của chuyên gia Herbert Efremov thuộc Tổng công ty NPO Mashinostroyeniya của Nga, muốn thực hiện được tham vọng, trước hết người Mỹ phải chế tạo được vỏ và động cơ đang tin cậy dành cho tên lửa siêu thanh.

Vũ khí siêu thanh của Nga: Thách thức lớn nhất đối với Mỹ - Ảnh 1.

Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga có thể đạt tốc độ gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: NEXT BIG FUTURE

Vấn đề chính không nằm ở tốc độ của loại vũ khí bởi thực tế từ lâu các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đã đạt được tốc độ này, mà vấn đề nằm ở việc bảo đảm cho chuyến bay xa ở tốc độ siêu thanh.

Hiện nay các cuộc thử nghiệm loại vũ khí siêu thanh đang được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng với loại động cơ phản lực dòng thẳng, loại động cơ này chưa đủ khả năng bảo đảm sự đốt cháy ổn định trong buồng đốt với tốc độ lớn.

Vấn đề lớn phát sinh đối với loại vũ khí này mà Mỹ chưa thể vượt qua đó là vỏ của chúng sẽ bị nung nóng khi bay ở tốc độ cao. Khi bay ở tốc độ siêu thanh các đầu đạn bị nung nóng đến hàng ngàn độ và tạo thành đám mây Plasma xung quanh chúng.

Điều này cũng xảy ra với tàu vũ trụ và các đầu đạn của tên lửa liên lục địa. Nhưng quỹ đạo của chúng vượt ra ngoài không gian vũ trụ, nơi không có những dòng không khí cản trở. Trong khi đó tên lửa siêu thanh phần lớn bay trong lớp không khí dày đặc.

Mỹ từng thực hiện vài cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51A của mình, chúng có thể được phóng từ các máy bay ném bom B-52 và B-1 Lancer. Nhưng nhiều nguồn tin cho thấy, Mỹ đã thất bại với chương trình này.

Tong thong Putin moi My mua vu khi sieu thanh Nga

Tên lửa siêu thanh X-51A của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang nghiên cứu loại thiết bị bay không người lái (UAV) siêu thanh SR-72, nó sẽ thay thế cho máy bay trinh sát chiến lược SR-71, có thể tăng tốc đến 3.530 km/h. UAV này cũng được cho là sẽ sử dụng cho mục đích tấn công.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, SR-72 chỉ đang tồn tại ở dạng mô hình. Vì vậy, để có thể đạt được thành tích tương tự Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, trước hết Mỹ phải chế tạo được loại vật liệu tin cậy để sản xuất vỏ tên lửa.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.