Putin: Thế giới đang phải lắng nghe nước Nga

Theo Như Tâm (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Putin cho biết các nước bắt đầu "lắng nghe" Nga sau khi Matxcơva tạo ra các hệ thống vũ khí mới.
Putin: Thế giới đang phải lắng nghe nước Nga ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang trước các nghị sĩ quốc hội và khách mời tại trung tâm triển lãm Manezh, Matxcơva, ngày 1/3. Ảnh: AFP.

Sự kiện đọc thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu lúc 9h GMT (tức 16h giờ Hà Nội) ngày 1/3. Dự sự kiện gồm có các nghị sĩ lưỡng viện quốc hội Nga cùng các khách mời như thành viên nội các, người đứng đầu tòa án tối cao, tổng công tố, chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương (CEC), theo Sputnik.

Mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Putin nhắc đến sự thành công của Nga trong việc duy trì sự ổn định và đoàn kết, vượt qua những thách thức mà Mockva phải đối mặt gần đây. Ông kêu gọi tạo ra môi trường sáng tạo trong mọi lĩnh vực cho người dân, nếu không Nga sẽ vuột mất tương lai.

Chính phủ Nga sẽ ưu tiên bảo vệ người dân, giúp họ thành công và nhận ra tiềm năng của chính họ, tạo ra đột phá về công nghệ giúp Matxcơva phát triển nhanh trong những năm tới.

Các quốc gia hoặc lướt trên con sóng phát triển công nghệ hoặc bị nó nhấn chìm, ông Putin nói. Thất bại trong việc này sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, an ninh, chảy máu chất xám và làm xói mòn chủ quyền lãnh thổ.

Ông chủ Điện Kremlin cho biết Nga đang củng cố các cơ sở hạ tầng quân sự, vận tải và khoa học ở Bắc Cực để bảo vệ lợi ích của Mockva tại đây.

Tổng thống Nga vạch ra lộ trình giúp người dân cải thiện cuộc sống, đặt mục tiêu tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 1,5 lần trong 10 năm tới.

Nga đang chế tạo các hệ thống phòng không mới để ứng phó với việc Mỹ triển khai lực lượng. Nga cũng phát triển một loại tên lửa mới, có thể bắn đến mọi nơi trên thế giới và khó bị đánh chặn. Ông Putin tiết lộ Nga đã thử nghiệm một tên lửa hạt nhân vào cuối năm 2017, thiết bị không người lái dưới biển có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Ông nhấn mạnh lập trường cứng rắn của Nga trong chính sách đối ngoại, cho biết các quốc gia khác đã bắt đầu "lắng nghe" Nga sau khi Mockva tạo ra các hệ thống vũ khí mới.

Tổng thống Putin khẳng định mọi nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của Nga đều nằm trong khuôn khổ các thỏa thuận quốc tế, cho rằng động thái này khiến việc NATO tăng quân sát biên giới Nga trở nên không còn hiệu quả. Nga sẽ lập tức phản ứng nếu Nga hoặc đồng minh bị tấn công hạt nhân.

Ông Putin cáo buộc Mỹ từ chối mọi đề xuất phối hợp với Nga, đồng thời nhấn mạnh chiến dịch quân sự của Mockva tại Syria đã chứng tỏ năng lực phòng thủ của Nga.

Thông điệp liên bang, được phát đi hàng năm, cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình Nga hiện tại, đề ra hướng đi chính trong chính sách đối nội và đối ngoại những năm tiếp theo. Thông điệp liên bang đầu tiên là của cựu tổng thống Boris Yeltsin vào tháng 2/1994.

Sự kiện lần này có phần đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên nó không diễn ra vào tháng 12/2017 mà bị lùi về đến tháng 3/2018 và không tổ chức tại Điện Kremlin. Người thông báo sự trì hoãn này là quản lý chiến dịch tranh cử của ông Putin, không phải phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.