Quy định tỷ lệ học sinh bán trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú có hiệu lực từ 18/3

Theo Lan Phương (chinhphu.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
Một chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 3/2023 là Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.

Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT nêu rõ, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học;

b) Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở;

c) Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

Trường phổ thông dân tộc bán trú bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau: Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.

Quy định tỷ lệ học sinh bán trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú có hiệu lực từ 18/3 ảnh 1

Dù mỗi bữa ăn của học sinh bán trú chưa đến 12.000 đồng, nhưng học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mường Ải vẫn có thể yên tâm với những bữa ăn chất lượng, sạch sẽ. Ảnh tư liệu Mỹ Hà

Tỷ lệ học sinh bán trú: Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, có ít nhất 20% học sinh bán trú; đối với trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, có ít nhất 45% học sinh bán trú;

Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.

Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú

Điều kiện học sinh được học Trường Phổ thông dân tộc bán trú là học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Học sinh bán trú là học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ, quyền hạn gồm: Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ; tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước; thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường; phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện một số hoạt động giáo dục đặc thù

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau: Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường; giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Học sinh bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền như: Thực hiện nội quy nội trú của nhà trường; giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác; được bố trí ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/03/2023./.

Tin mới

Sông Lam Nghệ An chia tay Cup Quốc gia ngay ở vòng sơ loại

Sông Lam Nghệ An chia tay Cup Quốc gia ngay ở vòng sơ loại

(Baonghean.vn) - Trận đấu phải phân định bằng loạt đá luân lưu. Trên chấm 11m, Quế Ngọc Hải và Trọng Hoàng đã không thể chiến thắng được thủ môn đối phương. Sông Lam Nghệ An đã phải nói lời chia tay Cup Quốc gia ngay sau trận đấu vòng sơ loại chiều nay (1/4) trên sân Vinh.
Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

(Baonghean.vn) - Một câu chuyện không có cốt truyện, chỉ giống như một ghi chép, một ký sự nhỏ về cuộc sống mưu sinh của những con người nhỏ bé giản dị ở một khu phố nọ, nhưng phía sau những hình ảnh rất đỗi đời thường đó lại ẩn chứa nhiều số phận. 
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

(Baonghean.vn) - Trưởng ban Nội chính Trung ương trao hỗ trợ 11 huyện miền Tây Nghệ An xây nhà cho hộ nghèo; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông cáo báo chí kỳ họp thứ 12; Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập... là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 1/4.
Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

(Baonghean.vn) - Tìm hiểu vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành), chúng tôi còn nhận được thông tin gia đình ông Nguyễn Thanh Thản còn lấn sang đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng, nơi thờ cúng 3 liệt sĩ hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng 2 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhà văn hóa xóm 4 xã Quỳnh Ngọc sau khi sáp nhập đã xây mới đạt chuẩn Nâng cao

Nghệ An: Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch, ngày 30/6/2023 là hạn chót HĐND tỉnh phê duyệt phương án xử lý sắp xếp tài sản nhà, đất sau sáp nhập đơn vị hành chính khối, xóm và cấp xã. Tuy vậy, tại cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và để quản lý, sử dụng các tài sản công cần có phương án xử lý phù hợp, kịp thời.