Quy trình chuyển giao vali hạt nhân của các tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ mới nhậm chức sẽ nhận được một chiếc thẻ chứa mã khởi động vũ khí hạt nhân và nó sẽ theo người đứng đầu Nhà Trắng cho đến hết nhiệm kỳ.

Bên cạnh các hoạt động chuyển giao dân sự, chuyển giao quyền sử dụng vali hạt nhân là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhận được một chiếc thẻ nhựa được gọi là “biscuit”.Chuyển giao quyền lực trong hòa bình là dấu hiệu của một nền dân chủ. Bởi vậy, việc các đời tổng thống đều chuyển giao quyền lực trong hòa bình đã trở thành niềm tự hào của người dân Mỹ. Tuy nhiên, đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi công sức của nhiều người.

Chiếc thẻ chứa mã khởi động vũ khí hạt nhân đi kèm với vali hạt nhân còn được gọi là “The Football”. Chiếc vali do một phụ tá quân sự của tổng thống nắm giữ và luôn ở cùng người quyền lực nhất nước Mỹ trong mọi thời điểm, dù ở Nhà Trắng, trên đoàn xe hộ tống, hay trên Air Force One khi đi công tác nước ngoài. Phụ tá quân sự đi cùng tổng thống trong thang máy, ở cùng tầng khách sạn và được bảo vệ cẩn thận bởi mật vụ.

Tổng thống phải giữ chiếc thẻ bên cạnh mình 24/24, vì nếu không có nó, quy trình khởi động vũ khí hạt nhân sẽ không thực hiện được. Trước khi tổng thống cũ rời nhiệm sở, Lầu Năm Góc sẽ tiến hành đổi toàn bộ mật mã và quy trình khởi động vũ khí hạt nhân của tổng thống cũ để cài đặt quy trình cho tổng thống mới.

Quy trinh chuyen giao vali hat nhan cua cac tong thong My hinh anh 1
Một phụ tá quân sự của tổng thống mang theo vali hạt nhân. Ảnh: CNN

Ngoài vali hạt nhân chính dành cho tổng thống, một vali và mật mã dự phòng cũng được thiết kế riêng cho phó tổng thống để sử dụng trong trường hợp tổng thống mất khả năng điều hành đất nước.

Tuy nhiên, người ta không rõ vali và thẻ nhựa sẽ được chuyển giao trước hay sau nhậm chức, vì đây là bí mật quốc gia nhằm đề phòng khả năng nước Mỹ bị tấn công hạt nhân khi quá trình chuyển giao chưa hoàn tất. 

Pete Metzger, một trong những phụ tá quân sự nắm giữ vali hạt nhân dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, nói với CNN: "Bạn phải sẵn sàng bất kỳ lúc nào, tâm trí bạn phải phản ứng rất nhanh bởi vì tên lửa hạt nhân có tốc độ rất nhanh. Một đầu đạn hạt nhân chỉ mất 5-6 phút để tấn công Washington, New York".

Mỹ áp dụng quy tắc “hai người đàn ông” tại chỗ trong quy trình khởi động vũ khí hạt nhân. Chỉ tổng thống mới có quyền ra lệnh khởi động vũ khí hạt nhân và lệnh của tổng thống phải được xác nhận bởi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi hoàn tất quá trình xác minh mã khởi động, sĩ quan nhận lệnh sẽ tái xác minh tính chính xác của mệnh lệnh.

Quy trinh chuyen giao vali hat nhan cua cac tong thong My hinh anh 2
Ông Trump sắp sở hữu vali hạt nhân của tổng thống Mỹ. Tranh minh họa: Minh Trí.

Chiếc thẻ nhựa và vali hạt nhân đặt ra rất nhiều áp lực cho tổng thống khi phải quyết định sử dụng nó. Thông tin về việc an ninh quốc gia Mỹ bị đe dọa, hay bị tấn công hạt nhân được báo cáo từ các sĩ quan cấp dưới. Vì vậy, việc xác thực thông tin là cực kỳ quan trọng trước khi đưa ra quyết định đáp trả.

Trung tướng về hưu Mark Hertling, cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết tổng thống phải có tâm trí rõ ràng trong mọi tình huống, phải tiếp cận một cách bình tĩnh với các yếu tố trái ngược nhau của thông tin và phải sẵn sàng lắng nghe các chuyên gia, cố vấn hàng đầu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. "Một khi tên lửa rời bệ phóng, rất khó để kéo nó quay trở lại", ông nói với CNN.

Tổng thống Mỹ nắm quyền tối thượng trong việc ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân. Cách xử lý khủng hoảng của tổng thống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ trước các mối đe dọa.

Theo Zing.vn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.