REDD+: Cơ chế mới giảm phát thải khí nhà kính

(Baonghean) - Gần đây, trên một số diễn đàn bàn về các giải pháp giảm phát thải hiệu ứng nhà kính người ta không chỉ nói nhiều mà còn đưa ra chương trình kế hoạch để thực hiện  vấn đề REDD+. Vậy REDD+ là gì? Nó có liên quan như thế nào đến biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường rừng?

REDD là chữ viết tắt tiếng Anh của “Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation”, tạm dịch là “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng”. 

Vậy REDD+ là gì? Theo chuyên gia Nguyễn Quang Tân - Trung tâm Vì con người và rừng Việt Nam, REDD+ là một sáng kiến quốc tế, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính: Hạn chế mất rừng; Hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng các bon rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng; Tăng cường trữ lượng các bon rừng.

Kiểm tra diện tích rừng trồng tại Khe Tròn (Tương Dương). Ảnh tư liệu.
Kiểm tra diện tích rừng trồng tại Khe Tròn (Thanh Chương). Ảnh tư liệu.

Ý tưởng của REDD+ là: Các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng để được nhận thù lao về mặt tài chính từ quỹ toàn cầu do phía các nước phát triển đóng góp. Mục tiêu của REDD+ không chỉ nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác như: Giảm nghèo, phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học...


Với chức năng nhả oxy và hút khí Carbonic, trong biến đổi khí hậu rừng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa góp phần gây ra biến đổi khí hậu cũng vừa là nạn nhân của các tác động của biến đổi khí hậu. Rừng cũng có tiềm năng trở thành một giải pháp hai mặt trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu – làm giảm nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và giúp xã hội thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Ví như, việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể giúp làm giảm gần 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu; Rừng được duy trì sẽ giúp chúng ta thích ứng thông qua việc cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá.Sự ra đời của REDD+ là  một quá trình tất yếu, khách quan.

Đó là năm 1992, các chính phủ trên thế giới đã thống nhất nhận định rằng nhiệt độ và thời tiết trên toàn cầu đã và đang thay đổi ở mức độ nhanh chóng một cách bất thường. Trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, các chính phủ đã quyết định gặp gỡ hàng năm để thảo luận tại sao hiện tượng này lại diễn ra và cần phải làm gì.

Đến năm 1997, hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định rằng nhiệt độ trên toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng hơn nhiều so với mức bình thường, và rằng lý do chủ yếu của hiện tượng này là sự gia tăng mức độ khí nhà kính trong khí quyển.

Các loại khí nhà kính này tích tụ hơi nóng từ mặt trời và không cho hơi nóng thoát trở lại không gian, mà hoạt động như là một nhà kính. Các loại khí nhà kính phát sinh một cách tự nhiên, nhưng cũng được tạo ra khi dầu, than và gỗ bị đốt để lấy năng lượng.

Vì vậy, khi dân số thế giới gia tăng và chúng ta sử dụng năng lượng nhiều hơn thì chúng ta cũng xả một lượng khí nhà kính lớn hơn vào sinh quyển. Carbonic (CO2) là một loại khí nhà kính đáng lo ngại nhất.  

 Biến đổi khí hậu có thể gây tổn hại “sức khỏe” của rừng theo nhiều cách khác nhau: Lượng mưa giảm và sự gia tăng nhiệt độ có thể gây ra hạn hán – làm tăng các vụ cháy rừng và làm giảm tài nguyên rừng. Một khu rừng đã bị hủy hoại sẽ không thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên duy trì các nguồn sinh kế và giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

Rừng giúp kiểm soát xói lở đất, cung cấp nước sạch và tạo ra hành lang cho động - thực vật hoang dã di chuyển tới các vùng có khí hậu thuận lợi hơn. Việc các dịch vụ này bị mất đi sẽ tác động tới cuộc sống và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Rừng cũng có thể làm gia tăng biến đổi khí hậu nếu không được quản lý một cách bền vững. Khi gỗ bị khai thác, cây sẽ trở thành nguồn khí nhà kính bởi vì toàn bộ carbon mà nó tàng trữ sẽ phát thải dưới dạng CO2 và cây sẽ không còn là bể chứa carbon – nghĩa là nó không thể hút CO2 từ sinh quyển được nữa. 

Cộng đồng quốc tế thừa nhận ngày càng mạnh mẽ hơn về việc nếu như rừng được lồng ghép vào một giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu thì các nước đang phát triển cần phải được đền đáp cho những nỗ lực giảm thiểu mất rừng (khi rừng bị chặt trắng để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất khác) và suy thoái rừng (khi tài nguyên rừng bị tổn hại). Xét cho cùng, đất có rừng rất quý giá – cung cấp gỗ và tiềm năng chuyển đổi thành rừng trồng thương mại, hoặc làm nông nghiệp để nuôi sống dân cư.

Những sự đền đáp về mặt tài chính là cần thiết để đảm bảo đất có cây rừng luôn quý giá như chính rừng. Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) là một cơ chế được thiết kế để tạo ra những sự đền đáp này. Theo hệ thống này, các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình.

Sau một giai đoạn nhất định, các nước sẽ tính toán lượng giảm phát thải và nhận được số lượng tín chỉ carbon rừng có thể trao đổi trên thị trường dựa trên sự giảm thiểu này. Các tín chỉ sau đó có thể được đem bán trên thị trường carbon toàn cầu. 

Như vậy, REDD là cung cấp những sự đền đáp về tài chính để tránh mất rừng và suy thoái rừng, tạo ra sự kích thích quản lý rừng bền vững và bình đẳng đối với người dân nghèo sinh sống trong hoặc gần các vùng có rừng.

REDD không phải là hình thức phân phối lợi ích riêng rẽ mà  thu hút và phân phối lợi ích một cách công bằng cho nhiều chủ thể, bao gồm những người quản lý rừng tại địa phương, các cán bộ lâm nghiệp và chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ địa phương và các nhóm xã hội dân sự có liên quan tới quản lý rừng, và trên tất cả là các hộ sống phụ thuộc vào rừng. Các hộ này có quyền nhận được lợi ích từ REDD do đóng góp của họ vào việc thực thi REDD. 

Xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng sẽ có vai trò quan trọng trong thực thi REDD ở cấp địa phương thông qua thực hành quản lý rừng bền vững. Lâm nghiệp cộng đồng cũng sẽ góp phần hiện thực hóa các thành quả của REDD: cải thiện sinh kế, đảm bảo khối lượng carbon tàng trữ trong rừng và rút ra các bài học về quản lý rừng bền vững.

Các chủ thể địa phương – nếu được đào tạo một ít, họ có thể thu thập một cách chính xác và thường xuyên các thông tin cần thiết về mất rừng và suy thoái rừng thông qua giám sát tại thực địa. Đổi lại, REDD chủ trương mang lại lợi ích cho các chủ thể địa phương thông qua: Làm rõ quyền hưởng dụng đất và quyền tiếp cận đất và rừng; Duy trì tài nguyên rừng và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng; Vinh danh cho họ bằng sự thừa nhận toàn cầu rằng họ là những người quản lý rừng có trách nhiệm.

Mọi thông tin về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bạn đọc truy cập tại đây!

Hải Yến (Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.