(Baonghean.vn) - Sau mỗi đợt "nước về" hoặc mưa giông, bà con nhiều vùng quê xứ Nghệ lại náo nức rủ nhau rọi đèn đi săn cua đêm.
|
Vào những ngày đầu mùa mưa là thời điểm cua đồng sinh sản rất mạnh. Ban đêm, khi thời tiết đã mát mẻ chúng thường theo nước ra khỏi hang để đi kiếm ăn. Vậy nên đây là thời điểm thuận lợi nhất để người dân Lạc Sơn (Đô Lương) có thể săn được thứ đặc sản đồng quê này. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Sau mỗi vụ mùa, mẹ con chị Nguyễn Thị Thúy (xóm 2, Lạc Sơn) lại cùng nhau tranh thủ ra đồng bắt cua. Chị cho biết, dụng cụ đắc lực để bắt cua chính là thanh tre dài khoảng 1m đã được vót nhọn một đầu. Khi dùng nó để chọc vào cửa hang theo chiều ngang thì cua sẽ bị chặn đường thoát nên không thể chạy vào sâu trong để lẩn trốn. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Cùng với đó, chiếc đèn pin có công tắc nhỏ được gắn trên đầu sẽ giúp dễ dàng phát hiện ra nơi cua ẩn nấp. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Chị Thúy chia sẻ, việc săn cua đòi hỏi người bắt phải nhanh tay, nhanh mắt bởi loài cua đồng lủi nước rất tinh. Nếu bị đánh động, chúng sẽ chui vào gốc rạ, bờ cỏ hoặc hang và nhất định không chịu bò ra. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Một chú cua bị "lộ" dưới ánh đèn. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Nhiều khi để bắt được những chú cua "cứng đầu", người bắt phải móc tay sâu vào hang bùn đất cách mặt nước tận vài chục phân. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Những chú cua béo ngậy không chỉ là món ăn dân dã sau những ngày mùa vất vả của người dân quê, giờ đây chúng còn là đặc sản đang được thị trường săn đón. Mức giá mua tại ruộng đối với mỗi kg cua đồng có khi lên tới 70 đến 75 nghìn đồng. Bình quân một người có thể bắt từ 1,5 kg đến 2 kg cua đồng mỗi đêm. Ảnh: Thanh Quỳnh |
|
Săn cua sau mùa gặt là công việc mưu sinh của người lớn nhưng lại là niềm vui giản dị của con trẻ vùng nông thôn. Ảnh: Thanh Quỳnh |
Thanh Quỳnh